Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 32)

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý NSNN.

Phân cấp quản lý ngân sách giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt

động của NSNN trong 3 nội dung sau: quan hệ về mặt chế độ chính sách; quan hệ vật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; quan hệ về mặt quản lý chu trình ngân sách.

Theo Luật NSNN 2002, điều 4: “NSNN bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính

các cấp có HĐND và UBND”. Như vậy, hệ thống NSNN bao gồm: Ngân sách trung

ương; Ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); Ngân sách huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Ngân sách xã (phường, thị trấn).

Việc tổ chức NSNN thành nhiều cấp là một tất yếu khách quan, nó phụ thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý hành chính.Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ và cần được đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định.

Mặt khác, mỗi cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở từng vùng, từng khu vực có những yêu cầu, mục tiêu đặc thù riêng phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực đó. Do đó, sẽ là không hiệu quả

nếu đánh đồng các nội dung NSNN cho từng cấp và cho từng khu vực.

Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động NSNN với những hoạt động kinh tế xã hội cụ thể, theo đặc điểm của từng cấp và theo đặc điểm của từng khu vực.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)