Nâng cao và hoàn thiện trình độ cán bộ quản lý NSNN (TDCBQL)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 90)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP

5.2.3.Nâng cao và hoàn thiện trình độ cán bộ quản lý NSNN (TDCBQL)

Nhân tố trình độ cán bộ quản lý NSNN (TDCBQL) có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản lý NSNN dành cho các trường trung học phổ thông tại tỉnh Quảng Trị; khi TDCBQL tăng 1 đơn vị sẽ làm HQNSTH tăng 0.180 đơn vị. Điều đó có thể nói con người luôn là mục tiêu, động lực của sự phát triển và cũng là nhân tố thực hiện

thúc đẩy sự phát triển; để thực sự có hiệu quả trong công việc thì các vấn đề về trình độ, kỹ năng, phẩm chất đạo đức …có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc. Hay nói cách khác trong lĩnh vực ngân sách của các trường THPT đó chính là hiệu quả trong quản lý ngân sách. Và vì thế khi tác động vào nhân tố này để gia tăng theo hướng tích cực HQNSTH thì chúng ta cần lưu ý các nội dung, vai trò của TDCBQL đó là đối với đơn vị là nơi được trực tiếp sử dụng nguồn NSNN thì yếu tố con người lại càng đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Cơ chế quản lý NSNN sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tùy thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng nó. Người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo cho đến cán bộ quản lý cần thiết phải có

trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn ngân sách; Để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý NSNN cần phải liên tục đào tạo, bồi dưỡng

Để nâng cao và hoàn thiện TĐCBQL NSNN thời gian tới, tỉnh Quảng Trị cần thực hiện một sô giải pháp sau:

Thứ nhất, tỉnh Quảng Trị cần tạo mọi điều kiện cho cán bộ quản lý NSNN các đơn vị trường học nói chung và các trường THPT nói riêng có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao và hoàn thiện kiến thức về quản lý NSNN. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho các cán bộ tại các cấp quản lý ngân sách có điều kiên phát huy hết khả năng, năng lực của mình.

Thứ hai, thực hiện tốt việc tuyển dụng cán bộ quản lý ở các cấp một cách công khai, chặt chẽ và hợp lý.

Thứ ba, xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý và thu hút nhân tài về chuyên môn nghiệp vụ có phẩm chất đạo đức tốt về làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp. Thực hiện việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ theo năng lục và trình độ theo đúng các quy định của Nhà nước.

5.2.4. Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị (HTKTKS) .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 90)