Thiết kế thang đo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO CÁC

3.3.1. Thiết kế thang đo

Theo Stanley Smith Stevens (1946), để triển khai nghiên cứu, trong thống kê sử dụng 4 loại thang đo lường theo mức độ thông tin tăng dần là: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng cách và thang đo tỷ lệ. Thang đo định danh là bậc thấp nhất không thể hiện được sự hơn kém; Thang đo thứ bậc thể hiện được sự hơn kém; Thang đo khoảng cách thể hiện được khoảng cách hơn kém giữa các giá trị đo lường nhưng không có giá trị 0 có ý nghĩa. Thang đo tỷ lệ là cấp bậc cao nhất vừa thể

hiện khoảng cách hơn kém các giá trị đo lường đồng thời có cả điểm không “tuyệt đối”, do đó có thể tính tỷ lệ so sánh giữa các giá trị quan sát. Ngoài ra thang đo khoảng cách và thang đo tỷ lệ còn được nhóm thành thang đo định lượng; hai thang đo định danh và thứ bậc được nhóm thành thang đo định tính.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng cả 4 loại thang đo đề cập ở trên phục vụ cho việc nghiên cứu và tương ứng với đó là việc ứng dụng các kỹ thuật phù hợp với các loại thang đo vào xử lý dữ liệu. Đặc biệt trong nghiên cứu của mình thang đo khoảng cách được sử dụng nhiều nhất trong việc đo lường các ý kiến khảo sát, trả lời của các đối tượng nghiên cứu.

Để triển khai cụ thể thang đo khoảng cách tác giả đã ứng dụng quan điểm về thang đo của Likert, Rensis (1932) với 5 cấp độ sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý;

2: Không đồng ý;

3: Không ý kiến;

4: Đồng ý;

5: Hoàn toàn đồng ý.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)