Chủ trường quản lý ngân sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực GD ĐT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 49)

lĩnh vực GD - ĐT

GD - ĐT ngày nay có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển GD - ĐT có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách trên mà Nhà nước ta dần có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD - ĐT. Bước ngoặt đầu tiên là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp có thu được trao quyền tự chủ về tài chính giúp tháo gỡ cho đơn vị những khó khăn vướng mắc trong điều hành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu từ đó hạn chế những tiêu cực lãng phí, làm tăng thu, tiết kiệm chi nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tiếp đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thay thế cho Nghị định số 10/2002/ NĐ - CP theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được giao quyền tự chủ tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực GD - ĐT là một bước cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 49)