Chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25)

Chấp hành ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách. Đó chính là quá

trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực.

Việc chấp hành NSNN có mục tiêu là biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tài chính. Đối với quản lý NSNN, chấp hành NSNN là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến một chu trình ngân sách.

Tổ chức chấp hành NSNN bao gồm tổ chức thu NSNN và tổ chức chi NSNN.

tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.Theo Luật NSNN năm 2002, thu NSNN

bao gồm những khoản thu từ thuế; phí; lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong cơ cấu thu NSNN ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN bởi nó được trích xuất từ những giá trị do nên kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực của nhà nước.

Thu NSNN có những đặc điểm sau: Phần lớn các khoản thu được tạo nên từ nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế. Thu NSNN còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như phí, lệ phí; các khoản thu do thỏa thuận như vay mượn; các khoản thu do người dân tự nguyện đóng góp.

Các khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Các tổ chức cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một hàng hóa hay dịch vụ nào đó của nhà nước. Nhà nước dùng nguồn thu này để tạo ra hàng hóa, dịch vụ công để cung cấp cho người dân. Như vậy, các khoản thu ngân sách được chuyển trở lại cho người dân một cách gián tiếp và công cộng.

Thu NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nguồn thu ngân sách được dùng để thực hiện chi tiêu công chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận.

Nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN: Để phân loại thu ngân sách, người ta thường căn cứ theo các tiêu chí sau:

Căn cứ theo tính chất: Thu NSNN được phân thành 2 nhóm là thu thuế và không phải thuế:

Các khoản thu thuế bao gồm các sắc thuế mà nhà nước ban hànhdưới hình thức luật, là những khoản thu mang tính bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp và được xây dựng trên nghĩa vụ công dân. Thuế chiếm tỷ lệ đa số trong tổng thu của NSNN.

Các khoản thu không phải thuế như phí, lệ phí, quyên góp, vay mượn, cho thuê

sự thỏa thuận giữa nhà nước và công dân.

Căn cứ theo phạm vi và lãnh thổ: Thu NSNN được phân thành thu trong nước và thu ngoài nước.

Thu trong nước bao gồm thu từ thuế, phí, lệ phí, cho thuê tài sản công, khai thác tài nguyên. Thu trong nước là nguồn thu nội lực cơ bản giúp cho Nhà nước xây dựng một NSNN chủ động.

Thu ngoài nước như từ đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nợ nước ngoài. Đây là những nguồn lực có thể giúp đất nước nhanh chóng tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào những công trình trọng điểm.

Căn cứ theo nội dung: Thu NSNN gồm những khoản thu mang nội dung kinh tế và những khoản thu không mang nội dung kinh tế.

Thu mang nội dung kinh tế gồm phí, lệ phí, vay nợ, cho thuê công sản, bán tài

nguyên thiên nhiên.

Thu không mang nội dung kinh tế gồm thuế, các khoản quyên góp, viện trợ nước ngoài và thu khác.

Nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN: Trình độ phát triển kinh tế: Thu NSNN

được hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra, do vậy nền kinh tế phát triển và bền vững là cách thúc đẩy tăng thu cho NSNN.

Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế: Nền kinh tế phát triển, các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao thì sẽ làm tăng thu cho NSNN thông qua các sắc thuếnhư thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...

Thu nhập bình quân đầu người: Nếu thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ làm

gia tăng các khoản tiêu dùng trong sinh hoạt và như thế sẽ có điều kiện để tăng thu

NSNN qua các sắc thuếnhư giá trịgia tăng, thuế tài sản, thuế tiêu thụđặc biệt...

Trình độ hiện đại hóa trong thanh toán và hạch toán sẽ làm cho thu NSNN tăng

thêm do mọi khoản thu và chi phí của các tổ chức và cá nhân đều được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn nên quá trình Nhà nước động viên một phần thu nhập của công chúng là chính xác và công bằng hơn.

Trình độ nhận thức của công chúng: Trình độ của công chúng càng cao thì họ càng nhận ra vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của mình trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Khi đó, công dân sẽ nhận ra rằng việc đóng góp thuếcho Nhà nước là nghĩa vụ hiển nhiên của người dân để cùng chia sẻ những chi phí công cộng.

Năng lực pháp lý của bộmáy nhà nước đạt trình độcao giúp Nhà nước đặt ra và quản lý hữu hiệu các khoản thu phù hợp với thể chế và khả năng đóng góp của doanh nghiệp và dân chúng. Đồng thời hạn chế thất thu đến mức tối thiểu. Qua đó, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phần của cải của xã hội.

Hiệu quả hoạt động của nhà nước: Nhà nước hoạt động có hiệu quả khi khi sử

dụng nguồn lực một cách thích hợp để cung cấp những hàng hóa dịch vụcông được xã hội chấp thuận. Nhà nước hoạt động càng hiệu quả thì khả năng thu ngân sách từ các khu vực kinh tế và người dân càng cao. Và chính do có nguồn thu lớn thì sẽ gia tăng

tiềm lực tài chính để phát triển những nguồn lực của nhà nước.

Quan hệđối ngoại của nhà nước: Đây là nhân tốlàm tăng các khoản viện trợ và

cho vay ưu đãi của Chính phủ, tổ chức nước ngoài nếu như nhà nước có quan hệ đối ngoại tốt.

Tổ chức bộ máy thu ngân sách: Thu NSNN sẽ đạt hiệu quả, thu đúng, thu đủ

nếu tổ chức bộ máy thu nộp hoạt động tốt. Điều đó cho thấy cơ cấu tổ chức và đội ngũ

cán bộ làm trong bộ máy này là rất quan trọng.

Các chế tài xử lý hành chính về thu NSNN: Nếu nhà nước đưa ra các chế tài

thưởng, phạt nghiêm minh trong công tác quản lý nguồn thu NSNN sẽtăng hiệu quả và lực trong việc buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình

đối với Nhà nước.

* Tổ chức chi ngân sách nhà nước: Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà

nước. Nói cách khác, chi NSNN chính là việc cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.

xã hội mà Nhà nước đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô mang tính chất toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng...

Chi NSNN là những khoản chi mang tính cấp phát, không mang tính hoàn trả

trực tiếp.

Phân loại chi ngân sách: Chi NSNN bao gồm những khoản chi như sau:

Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn;

Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tê, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Chi bổ sung dự trữnhà nước;

Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dựán nhà nước; Chi các khoản đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên: Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội,

văn hóa, thông tin văn học nghệ thuật, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ và các sự

nghiệp xã hội khác;

Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Chi các hoạt động của cơ quan nhà nước;

Chi các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Chi hoạt động của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt

Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

nhà nước;

Chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;

Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

Các khoản chi thường xuyên theo quy định của pháp luật. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài. Chi cho vay của ngân sách trung ương.

Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy

định của pháp luật.

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Chi chuyển nguồn ngân sách từngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

Vai trò của chi NSNN: Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy

nhà nước. Nhu cầu chi tiêu của bộmáy nhà nước được NSNN đảm bảo thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của mình. Đó là các nguồn lực để trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của Nhà nước; để xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động cho bộ máy này.

Thu hút vốn đầu tư: Việc thu hút vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể

hiện thông qua các khoản chi cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc nhà nước tạo ra hàng hóa công tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống của dân chúng và góp phần điều chỉnh nền kinh tế theo những mong muốn của Nhà nước.

Điều chỉnh chu kỳ kinh tế. Chi NSNN hình thành nên một thị trường đặc biệt. Chính phủ tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ đã làm cho tổng cầu của nền kinh tế gia tăng một cách đáng kể. Tổng cầu tăng làm cho khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất phát triển. Như vậy, thị trường của Chính phủ trở thành công cụ

kinh tế quan trọng của Chính phủ nằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối bằng cách tác động vào các mối quan hệ cung cầu thông qua

tăng hay giảm mức độ chi tiêu công ở thị trường này.

Tái phân phối thu nhập xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ thuếvà chi tiêu công để

tái phân phối lại thu nhập xã hội. Với công cụ thuế mang tính chất động viên nguồn thu

cho Nhà nước thì công cụ chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp qua các chương trình phúc lợi xã hội.

Nguyên tắc chi NSNN: Nguyên tắc trong dự toán: Các khoản chi NSNN phải trong dựtoán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ theo chếđộ, định mức

quy định.

Nguyên tắc phân bổ hiệu quả: Kế hoạch chi NSNN phải phù hợp với những ưu

tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phân bổ có hiệu quả

nguồn nhân lực của đất nước.

Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi có sựđánh giá việc sử

dụng các khoản chi NSNN xem tính hiệu quả đạt được đến đâu. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi NSNN để đảm bảo tính hiệu quả của các khoản chi này.

Yêu cầu đối với chi ngân sách nhà nước: Nhà nước phân định và bố trí các khoản chi ngân sách tương ứng với những nguồn thu thích hợp. Chi thường xuyên từ

NSNN chỉ được sử dụng trong phạm vi từ nguồn thu trong nước và các khoản viện trợ nước ngoài; Chi trả nợ gốc nước ngoài trong phạm vi tỷ lệ quy định trong tổng chi

NSNN; Chi đầu tư phát triển được xác định tỷ lệ thích hợp trong tổng chi NSNN để đảm bảo tăng trưởng trong nền kinh tế.

Chi NSNN phải thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế. Thông qua các khoản chi NSNN, nguồn vốn được phân phối để hình thành cơ cấu ngành, tập trung đầu tư cho

các ngành kinh tếmũi nhọn, đổi mới công nghệ, kết cấu hạ tầng, đào tạo, và giải quyết

công ăn việc làm cho người lao động. Trong quản lý chi NSNN cần phải xem xét nhu cầu, khả năng cân đối vốn trong nền kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.

Trong cơ chế chi NSNN cần phải tinh giảm đội ngũ cán bộ, công chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tránh việc để bộ máy quản lý nhà

nước cồng kềnh, chi nhiều mà không hiệu quả. Cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong mọi khoản chi NSNN. Quản lý chi NSNN theo đúng pháp luật, chính sách, chếđộ, định mức, tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

* Quyết toán ngân sách: Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Mục đích là nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của thu, chi NSNN, từđó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm.

Lập quyết toán NSNN thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)