CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1. Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước
Công việc đầu tiên của quy trình quản lý NSNN là lập dự toán ngân sách. Dự
toán ngân sách là việc lập kế hoạch các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Nó giúp cho việc quản lý điều hành chi ngân sách của tỉnh được hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất, điều chỉnh chế độchính sách tài chính hiện hành.
Trên thực tế để xây dựng dự toán NSNN cho các trường THPT, các nhà hoạch định chính sách đã dựa trên kế hoạch phát triển giáo dục theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh Quảng Trị đối với sự nghiệp giáo dục THPT. Cũng như căn cứ vào tình hình thực tế của từng cấp, từng trường, định mức chi NSNN, quy chế chi tiêu và nhu cầu ngân sách từng đơn vị giáo dục để hướng dẫn các trường THPT lập dự toán theo mục lục ngân sách gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạotổng hợp gửiSở Tài chính.
Qua những tài liệu thu thập được và quá trình đi khảo sát, người nghiên cứu
khái quát quá trình lập dự toán ngân sách được các trường THPT tỉnh Quảng Trị thực hiện như sau:
Cuối quý III năm báo cáo, Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch NSNN cho đơn vị mình. Trên cơ sở đó, Sở hướng dẫn các trường có trách nhiệm lập dự toán thu - chi NSNN của đơn vị và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp gửi lên cơ quan tài chính cấp trên.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm phối hợp với Sở GD - ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định dự toán NSNN và trình HĐND, UBND tỉnh
thông qua.
Hằng năm căn cứ vào chi tiết các Chương trình mục tiêu Quốc gia được Chính phủ giao, các sở, ban, ngành có liên quan tiến hành lập dự toán chi đến từng đơn vị và trình HĐND, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
HĐND, UBND tỉnh xem xét và ra quyết định giao dự toán ngân sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo, sau khi được Sở Tài chính thẩm tra phương án phân bổ, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao dự toán NSNN cho các trường THPT nói riêng và các đơn vị trực thuộc nói chung.
sau:
Chi thường xuyên: Giao cho các đơn vị giáo dục chi thường xuyên với tính chất nguồn kinh phí tự chủ.Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Phân bổ ngân sách theo tiến độ công
trình.
Bảng 4.3. Chi tiêu cơ sở cho các trường THPT tỉnh QuảngTrị theo từng loại qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng chi 57,8 67,6 80,2 105,5 145,0 154,5
2. Chi thường xuyên 49,1 57,5 68,2 89,7 123,3 131,3
3. Chi đầu tư 8,7 10,1 12,0 15,8 21,8 23,2
Nhìn bảng 4.3 ta thấy, dự toán chi NSNN cho các trường THPT ở tỉnh Quảng Trị tăng dần qua các năm. Tổng chi cơ sở năm 2008 đạt 57,8 tỷ đồng, năm 2009 là
67,6 tỷ đồng và đến năm 2013 là 154,5 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2008. Chi thường xuyên là khoản chi gần như bắt buộc, tăng đều qua các năm tùy theo quy mô GDPT ở tỉnh Quảng Trị, còn chi đầu tư phát triển trong những năm qua tăng rất cao, trong đó chi đầu tư phát triển năm 2013 gấp 2,7 lần so với năm 2008.
Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Trị được quy định trong Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ theo dân số trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi. Trên cơ sởđịnh mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Trong khi đó theo Nghị quyết số
17/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị thì định mức phân bổ dự
toán chi ngân sách lại phân bổ căn cứ vào số biên chế được giao, quỹ tiền lương, chi hoạt động, đảm bảo tỷ lệ 85% quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương (Kể cả phụ cấp đặc thù); 15% chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục (chi khác). Đặc biệt, định mức
chi hàng năm của tỉnh Quảng Trị cho các trường THPT luôn cao hơn so với định mức
chi của trung ương giao.