Đặc điểm của giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38)

Để thực hiện các mục tiêu giáo dục của mình, mỗi nước có một hệ thống giáo dục quốc dân đặc trưng. Hệ thống giáo dục quốc dân là toàn bộ các thiết chế GD - ĐT của một quốc gia do Nhà nước thiết lập, quản lý dưới hình thức cụ thể khác nhau và

được cấu trúc theo bậc, cấp, ngành, phương thức giảng dạy và quản lý. Trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện đại, các bậc học được phân ngành: Giáo dục tiền học đường, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học

và sau đại học.

Giáo dục trung học phổ thông dành cho trẻ em đã hoàn thành và tốt nghiệp THCS, ở độ tuổi 15, được thực hiện trong 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12, tương ứng với cấp học giáo dục phổ thông là các trường trung học phổ thông.

Theo cách hiểu chung nhất thì giáo dục trung học phổ thông là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trang bị những tri thức và kỹ năng phổ thông cơ bản nhất về khoa học, văn hóa, nghệ thuật hay đi vào cuộc sống lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân.

Mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng của mỗi quốc gia tùy thuộc vào quan điểm phát triển giáo dục và chế độ chính trị của quốc gia đó. Do vậy, mỗi quốc gia có thể lựa chọn mục tiêu phát triển giáo dục trung học phổ thông theo các định hướng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia có một hệ thống giáo dục riêng phản ánh quan điểm giáo dục của quốc gia mình. Đối với Việt Nam giáo dục phổ thông nói

chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam XHCN, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cường an ninh - quốc phòng.

Một là, trường THPT công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí chủ yếu cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Hai là, trường THPT dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm kinh phí hoạt động và có thể chỉ được hỗ trợ một phần

kinh phí.

Ba là, trường THPT tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động bằng vốn ngoài NSNN.

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 48, luật Giáo dục 2005).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38)