Phân tích công việc, xây dựng các Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công việc được xem là vấn đề then chốt của hoạt động quản trị NNL. Tuy nhiên, tại VNPT Long An chưa chính thức thực hiện việc phân tích công việc. Các nội dung công việc của từng chức danh thường chỉ được nêu trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, các yêu cầu công việc, điều kiện tiến hành công việc, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết mà nhân viên phải có để thực hiện tốt công việc thường do lãnh đạo cấp trên trực tiếp trao đổi với nhân viên dưới quyền mà chưa quy định cụ thể bằng văn bản. Vì vậy, các nhân viên phụ trách những công việc khác nhau rất khó tìm hiểu được công việc của những nhân viên khác. Ngay cả đồng nghiệp trong cùng phòng ban đôi khi cũng không nắm rõ hết công việc của nhau. Điều này gây trở ngại rất lớn mỗi khi cần có sự choàng gánh công việc cho nhau khi đồng nghiệp nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản hay bị sự cố…hoặc khi có sự điều động nhân viên từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, bản thân nhân viên được điều động cũng gặp khó khăn vì không biết công việc mới là gì. Vì vậy, thời gian qua, tại VNPT Long An công tác này thực hiện còn mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học nên chưa thật sự nhận được sự đồng tình, ủng hộ của CBCNV.
Kết quả khảo sát 200 CBCNV với nhóm tiêu chí liên quan đến phân tích
công việc như “Các chức danh nắm rõ mục tiêu và trách nhiệm công việc”, số người
đồng ý chiếm 32%, số còn lại đến 68% cho là bình thường, không và rất không đồng
ý; Với nội dung “phân công công việc hợp lý” số người đồng ý và rất đồng ý chiếm
56%, còn lại 44% cho là bình thường, không và rất không đồng ý; Với nội dung
“công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân” số người đồng ý và rất đồng ý chiếm 54%, còn lại 46% thì cho là bình thường, không và rất không đồng ý. Như vậy, trên 50% người lao động nhận thấy công việc đang làm là hợp lý, phù hợp chuyên môn nhưng chỉ có 32% trong số đó nắm rõ mục tiêu và trách nhiệm công việc của mình. Điều này có thể lý giải do đặc điểm công việc ngành viễn thông đều đòi hỏi chuyên môn, nhân sự được đào tạo ở chuyên môn nào thì thường làm ở lĩnh vực đó nên việc bố trí công việc hiện tại tương đối ổn, mặc dù vậy, vẫn còn một số chưa nắm rõ mục tiêu, trách nhiệm công việc của mình.
Bảng 2.15:Kết quả khảo sát về tiêu chí phân tích công việc
V7: Các chức danh nắm rõ mục tiêu và trách nhiệm
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 8 28 100 64 0 Tỷ lệ (%) 4 14 50 32 0
V8: Nhân viên hiểu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 40 0 100 60 0 Tỷ lệ (%) 20 0 50 30 0
V9: Anh/chị được phân công công việc hợp lý
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 8 24 56 104 8
Tỷ lệ (%) 4 12 28 52 4
V10: Công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 4 20 68 96 12
Tỷ lệ (%) 2 10 34 48 6
Nhận xét trên cho thấy việc phân tích công việc tại VNPT Long An chưa được thực hiện một cách khoa học. Các chức danh chưa được xây dựng Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công việc một cách cụ thể, dẫn đến CBCNV chưa thực sự nắm rõ chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra, nhân viên cũng không biết định hướng để phấn đấu vào các chức danh tuyển dụng trong DN. Điều này còn gây khó khăn trong việc định hướng cho các hoạt động quản trị NNL khác của DN như kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, xây dựng hệ thống đánh giá công việc…trong tương lai. Như vậy, thời gian tới, phân tích công việc cần được ưu tiên thực hiện tại VNPT Long An để làm cơ sở cho các hoạt động quản trị NNL khác trong DN.
2.3.3 Tuyển dụng
Là một DN nhà nước, VNPT Long An gần như chưa bao giờ đăng quảng cáo tuyển nhân viên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin về tuyển dụng của DN. Về phía DN khó có cơ hội tuyển dụng được nhân sự có chất lượng cao. Nguồn tuyển dụng của đơn vị chủ yếu từ con em, bà con, bạn bè quen biết của CBCNV, người quen giới thiệu…Từ năm 2010, đơn vị tiến hành tuyển Cộng tác viên làm việc tại các đơn vị cơ sở chủ yếu với các công việc như bán hàng, chăm sóc khách hàng,…Cộng tác viên làm việc ký hợp đồng dịch vụ hàng tháng. Qua thời gian làm việc, những trường hợp nổi trội, thực hiện tốt công việc sẽ được xem xét tuyển dụng vào làm chính thức. Nguồn tuyển dụng từ Cộng tác viên trở thành nguồn chính thức của DN trong những năm gần đây. Quy trình tuyển dụng hiện tại của VNPT Long An hiện tại khá đơn giản.
Quá trình làm việc, Phòng TCCBLĐ lưu giữ những hồ sơ xin việc do các mối quan hệ quen biết gởi đến. Khi có nhu cầu nhân sự từ các phòng, trung tâm, Phòng TCCBLĐ sẽ xem xét, đề xuất với lãnh đạo. Trưởng phòng TCCBLĐ sẽ phỏng vấn sơ bộ, cần thiết sẽ nhờ một Cán bộ có chuyên môn cao hỗ trợ, trao đổi để đánh giá khả năng ứng viên. Nếu thống nhất thì tập hợp hồ sơ thông qua Hội đồng tuyển dụng. Gần như các trường hợp thông qua đều được tiếp nhận, cho đi khám sức khỏe.
Những trường hợp được Hội đồng thống nhất sẽ được xem xét cho đi khám sức khỏe, nếu sức khỏe đảm bảo thì đơn vị tiến hành ký hợp đồng lao động. Nhân sự được tuyển thường không phải qua kỳ thi về nghiệp vụ chuyên môn.
Yes No
Hình 2.8: Quy trình tuyển dụng tại VNPT Long An
Nguồn: Phòng TCCBLĐ – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [9]
VNPT Long An cũng có xây dựng Quy trình tuyển dụng triển khai trong CBCNV. Tuy nhiên, việc triển khai chỉ mang tính hình thức. Công tác tuyển dụng thực chất giao cho Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ lao động đề xuất thực hiện. Hội đồng tuyển dụng bao gồm lãnh đạo VNPT Long An, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng các phòng chức năng, trong đó, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Lao động là thường trực. Việc tuyển dụng chủ yếu được thông qua trong cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng bằng việc thông qua hồ sơ, nhận xét của đơn vị (nếu đang là Cộng tác viên) và đề xuất của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Lao động.
Tập hợp hồ sơ Phỏng vấn sơ bộ Thông qua Hội đồng tuyển dụng Ứng viên bị loại Khám sức khỏe Quyết định tuyển dụng
Bảng 2.16:Kết quả khảo sát về tiêu chí tuyển dụng
V3: DN có Quy chế tuyển dụng, triển khai đến CBCNV và thực hiện khá tốt
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 60 72 60 8 0
Tỷ lệ (%) 3 36 30 4 0
V4: Công tác tuyển dụng đáp ứng kịp thời yêu cầu nhân sự cho các bộ phận trong DN
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 28 72 84 16 0
Tỷ lệ (%) 14 36 42 8 0
V5: Nhân sự mới tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu công việc
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 12 64 100 24 0
Tỷ lệ (%) 6 32 50 12 0
V6: Thông báo tuyển dụng được thông tin rộng rãi
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 92 64 36 8
Tỷ lệ (%) 46 32 18 4
Nguồn: Trích từ Phụ lục 4
Kết quả khảo sát 200 CBCNV với nhóm tiêu chí liên quan đến công tác
tuyển dụng cho thấy với nội dung “DN có quy chế tuyển dụng, triển khai đến
CBCNV và thực hiện khá tốt”, số người đồng ý chỉ chiếm 4%, số người còn lại
chiếm 96% thì cho là bình thường, không và rất không đồng ý; với nội dung “công
tác tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho các bộ phận trong DN”, số người đồng ý chỉ chiếm 8%, số còn lại chiếm 92% thì cho là bình thường, không và rất
không đồng ý; với nội dung “nhân sự mới tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu của đơn
vị” số người đồng ý chiếm 12%, số còn lại chiếm 88% thì cho là bình thường, không
và rất không đồng ý; với nội dung “thông báo tuyển dụng được thông tin rộng rãi”
số người đồng ý chỉ chiếm 4%, còn lại 96% thì cho là bình thường, không và rất không đồng ý.
Rõ ràng công tác tuyển dụng tại VNPT Long An hiện tại không được CBCNV đánh giá cao. Tuy nhiên, do thời gian qua với tinh thần tiết kiệm lao động, số lượng lao động tuyển mới khá ít (gần như chỉ thay thế cho những trường hợp nghỉ hưu) nên những bất cập trong công tác tuyển dụng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản trị NNL tại đơn vị.
Hình 2.9: Nguồn nhân lực tuyển dụng của VNPT Long An giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Phòng TCCBLĐ – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [9]
Nhìn chung, trong thời gian qua, việc tuyển dụng tại VNPT Long An thực hiện mang tính đối phó, chưa được thực hiện theo quy trình bài bản. Về nguồn tuyển dụng, chủ yếu từ nguồn quen biết, ưu tiên con em trong ngành…dẫn đến không thu hút được người giỏi từ bên ngoài. Về tiêu chuẩn tuyển dụng, chưa cụ thể rõ ràng nên người được tuyển dụng không dễ đáp ứng công việc, lại có trường hợp tuyển vào nhưng sau đó không làm do thấy công việc không phù hợp. Quy trình tuyển dụng còn sơ sài; so với quy trình tuyển dụng của VNPT đã được tác giả đề xuất ở chương 1, quy trình tuyển dụng của VNPT Long An còn thiếu đến 5 bước. Vì vậy, đơn vị cần nghiên cứu, hoàn thiện các bước còn lại. Có như vậy, công tác tuyển dụng mới đáp ứng được yêu cầu quản trị NNL cho DN trong thời gian tới.
2.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển NNL tại VNPT Long An chủ yếu được thực hiện theo hướng dẫn triển khai chung từ Ban Đào tạo và Phát triển NNL thuộc VNPT. VNPT Long An chủ yếu tham gia đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2, một đơn vị trong hệ thống đào tạo của VNPT.
Ngoài khoản chi phí đào tạo được sử dụng cho các chương trình đào tạo tập trung tại VNPT, VNPT Long An được phân bổ chi phí đào tạo với mức chi bình quân là 1.400.000 đồng/người. Trên cơ sở chi phí đào tạo này, Phòng TCCBLĐ thuộc VNPT Long An xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong năm.
Giai đoạn 2008 – 2012, ngoài các khóa đào tạo tập trung từ Tập đoàn, VNPT Long An đã chủ động tổ chức các khóa đào tạo bằng nguồn kinh phí đã được duyệt từ đầu năm theo nhu cầu của đơn vị, phối hợp với các Trường, Trung tâm trong và cả ngoài hệ thống VNPT. Đối với đội ngũ cán bộ quy hoạch, VNPT Long An còn tạo điều kiện cho CBCNV tham dự các lớp dài hạn như đào tạo sau đại học...
Trong thực tế, VNPT Long An triển khai khá nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tại chức, đào tạo từ xa,…đặc biệt, hình thức đào tạo tại nơi làm việc, các chương trình thường chú trọng vào nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phục vụ khách hàng. Đặc biệt, tận dụng đội ngũ giảng viên là chính những cán bộ kỹ thuật, kinh doanh am hiểu dịch vụ, có khả năng giảng dạy và ứng dụng tốt những vấn đề trong thực tiễn vào trong chương trình đào tạo. Ngoài ra, đơn vị luôn khuyến khích CBCNV tự học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt bằng việc tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, bổ sung kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động vừa học tập tốt, vừa hoàn thành nhiệm vụ của DN.
Kết quả khảo sát về tiêu chí liên quan đến công tác đào tạo và phát triển NNL,
cụ thể về nội dung “công tác đào tạo và phát triển NNL tại DN rất được chú trọng”, số
người đồng ý và rất đồng ý chiếm 42%, số cho là bình thường là 30%, còn lại 28% thì không đồng ý. Như vậy, đến 72% số CBCNV đồng tình về nội dung này; với nội dung
“công tác đào tạo trong DN thời gian qua đem lại hiệu quả tốt” số người đồng ý chiếm 24%, số người cho là bình thường chiếm 44%, số còn lại 32% cho là không và rất
không đồng ý; với nội dung “các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu của CBCNV” số người đồng ý chiếm 20%, số cho là bình thường
chiếm 50%, còn lại chiếm 30% thì cho là không và rất không đồng ý; với nội dung “có
được trang bị những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc” số người đồng ý chiếm 36%, số cho là bình thường chiếm 40%, số còn lại 24% thì cho là không và rất không đồng ý. Như vậy, theo đa số đánh giá của số CBCNV được khảo sát thì công tác đào tạo và phát triển NNL tại VNPT Long An đã được quan tâm, đáp ứng phần nào nhu cầu công việc cũng như nhu cầu được đào tạo của CBCNV nhưng vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cho hoạt động quản trị NNL của DN.
Bảng 2.17:Kết quả khảo sát về công tác đào tạo và phát triển
V11: Công tác đào tạo và phát triển NNL tại DN rất được chú trọng
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 0 56 60 80 4
Tỷ lệ (%) 0 28 30 40 2
V12: CBCNV được tham gia những chương trình ĐT, BD theo yêu cầu công việc
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 4 60 68 68 0
Tỷ lệ (%) 2 30 34 34 0
V13: Nhìn chung, công tác đào tạo trong DN thời gian qua đem lại hiệu quả tốt
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 20 44 88 48 0
Tỷ lệ (%) 10 22 44 24 0
V14: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu của CBCNV
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 12 48 100 40 0
Tỷ lệ (%) 6 24 50 20 0
V15: Anh/chị có được trang bị những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Số phiếu 4 44 80 72 0
Tỷ lệ (%) 2 22 40 36 0
Điều cần quan tâm là các chương trình đào tạo triển khai xong, kết thúc, Phòng TCCBLĐ thường không có biện pháp gì để đánh giá về khả năng bài giảng của Giảng viên cũng như đánh giá mức độ tiếp thu, ứng dụng của người học vào công việc hiện tại. Vì vậy, một số người được cử đi học còn tâm lý ngán ngại, thậm chí tham gia học không nghiêm túc vì không thấy lợi ích hay không bị ràng buộc, chế tài khi tham gia học mà không đạt kết quả theo yêu cầu đề ra.
Bảng 2.18:Kết quả khảo sát về chương trình đào tạo
V19: Các chương trình đào tạo đều được đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm cho các chương trình sau
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý