PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Long An (Trang 70)

Để phân tích thực trạng công tác quản trị NNL tại VNPT Long An giai đoạn 2008 – 2012, ngoài việc đánh giá các hoạt động quản trị NNL của VNPT Long An dựa trên mô hình quản trị NNL của VNPT đã đề xuất ở chương 1, tác giả còn tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực quản trị NNL của VNPT và VNPT Long An về những hoạt động chủ yếu của quản trị NNL tại VNPT, trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chí, xây dựng Bảng câu hỏi (xem Phụ lục 3) và trực tiếp khảo sát, xin ý kiến đánh giá của 200 trên tổng số 334 CBCNV tại VNPT Long An. Bao gồm: 80% CBCNV trong hai nhóm chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân viên chức năng; 50% trong nhóm nhân viên trực tiếp sản xuất. Kết quả khảo sát được đưa vào phần mềm SPSS 19.0 phân tích để đưa ra kết quả đánh giá (xem Phụ lục 4).

2.3.1 Hoạch định nguồn nhân lực

VNPT Long An là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào VNPT, kế hoạch SXKD hàng năm đều do VNPT giao trên cơ sở đề xuất của đơn vị và thực tế kết quả kinh doanh qua các năm. Mục tiêu đề ra hàng năm là hoàn thành kế hoạch SXKD được giao nhằm đảm bảo thu nhập cho CBCNV của đơn vị. Công tác hoạch định NNL chỉ đơn thuần là những tính toán trên cơ sở kế hoạch được giao của Phòng TCCBLĐ, chủ yếu mang tính ứng phó với đơn vị chủ quản và chỉ dừng lại về mặt số lượng. Công tác nhân sự chưa được xem xét cùng với định hướng, chiến lược kinh doanh của DN cũng như phân tích môi trường xung quanh. Mặt khác, sự phối hợp giữa Phòng TCCBLĐ và các phòng khác chưa được tốt nên khi phát sinh nhu cầu nhân sự thì đơn vị thường bị động. VNPT Long An chưa có chiến lược, dự báo hay kế hoạch đầu tư cho các chức năng thu hút, đào tạo và phát triển hay duy trì NNL của DN.

Qua khảo sát 200 CBCNV đối với ý kiến “VNPT Long An có thực hiện công tác hoạch định NNL”, kết quả đến 52% không có ý kiến, 30% không đồng ý, 10% rất

không đồng ý và chỉ có 8% đánh giá đồng ý. Đối với ý kiến “Công tác hoạch định

NNL của DN mang lại hiệu quả tốt”, kết quả 58% không đồng ý, 30% không có ý kiến, 4% rất không đồng ý và chỉ có 8% là đồng ý. Như vậy, phần lớn CBCNV tại VNPT Long An gần như không biết, không có ý kiến gì về công tác hoạch định NNL tại đơn vị. Đây là cũng là điều dễ hiểu vì đặc điểm chung của DN nhà nước là chưa quan tâm đến việc hoạch định NNL, tâm lý chung của người lao động trong DN nhà nước cũng không quan tâm đến vấn đề này.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạch định nguồn nhân lực

V1: VNPT Long An có thực hiện công tác hoạch định NNL

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Số phiếu 20 60 104 16 0

Tỷ lệ (%) 10 30 52 8 0

V2: Công tác hoạch định NNL của DN mang lại hiệu quả tốt

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Số phiếu 8 116 60 16 0

Tỷ lệ (%) 4 58 30 8 0

Nguồn: Trích từ Phụ lục 4

Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy công tác hoạch định NNL tại VNPT Long An thời gian qua chưa được thực hiện bài bản, chưa có chiến lược, dự báo NNL lâu dài cho đơn vị. Vì vậy, thời gian tới VNPT Long An cần đầu tư nhiều hơn cho công tác hoạch định NNL, xây dựng chiến lược nhân sự rõ ràng để có thể ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

Việc xây dựng hệ thống thông tin nguồn nhân lực

Từ năm 2008, VNPT Long An đã có trang bị phần mềm quản lý nhân sự nhưng chưa phát huy được hiệu quả sử dụng. Chương trình chủ yếu chỉ mới quản lý được hồ sơ CBCNV về tên, tuổi, trình độ, chức vụ…giúp tra cứu thông tin cá nhân từng CBCNV, thống kê một vài số liệu cơ bản về CBCNV đơn vị. Mặc dù chương

trình còn một số chức năng khác như quản lý về đào tạo NNL, quản lý lương, các chế độ chính sách cho người lao động…nhưng hiện tại, lãnh đạo chưa quan tâm, giao khoán cho Chuyên viên quản lý nhân sự cập nhật, quản lý và chỉ dừng lại ở những chức năng đơn giản, chưa đề xuất được những nội dung cần thiết cho công tác quản trị NNL tại đơn vị. Ngoài ra, những thông tin thay đổi của từng CBCNV cũng không được cập nhật kịp thời nên thông tin về CBCNV chỉ là hồ sơ gốc từ khi vào công tác, chỉ bổ sung được thông tin về hệ số lương, chức vụ theo các quyết định hiện hành. Chương trình từ khi đưa vào sử dụng cũng chưa có ban hành quy định khai thác, cập nhật thông tin…cũng như định hướng phát triển, hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản trị NNL tại VNPT Long An trong tương lai. Như vậy, thời gian tới, chương trình phải được nâng cấp, hoàn thiện để phát huy tốt hiệu quả sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Long An (Trang 70)