Bài học kinh nghiệm cho VNPT và VNPTLongAn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Long An (Trang 45)

Qua kinh nghiệm quản trị NNL của Công ty Điện thoại Tây Thành phố Hồ Chí Minh và VNPT Bình Dương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho VNPT nói chung và VNPT Long An nói riêng.

- Vai trò NNL phải luôn được quan tâm và đề cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chú trọng việc thực hiện hoạch định NNL, phân tích công việc.

- Trong tuyển dụng, áp dụng kỹ thuật mới nhằm có được những ứng viên tốt, góp phần phát triển DN.

- Chú trọng công tác đào tạo, phát triển, coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.

- Để kích thích, động viên nhân viên, cần áp dụng các biện pháp khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên, kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với DN.

- Chế độ tiền lương không nên chỉ theo thâm niên mà còn có yếu tố hệ thống phẩm chất công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực hiện công việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã nêu khái quát một số vấn đề về quản trị NNL như khái niệm, quá trình phát triển, nội dung, chức năng chủ yếu, vai trò của quản trị NNL đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của một số VNPT tỉnh, thành trực thuộc VNPT. Từ mô hình quản trị NNL chung của Việt Nam, tác giả đã xây dựng mô hình quản trị NNL của riêng VNPT gồm ba chức năng là thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì NNL, với các hoạt động cụ thể về hoạch định NNL, phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên, đào tạo, phát triển NNL, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và thực hiện chế độ lương, thưởng và các chính sách đãi ngộ.

Với những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị NNL đã nêu trên càng khẳng định vai trò của quản trị NNL đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với sự phát triển của DN nói riêng. Về mặt kinh tế, quản trị NNL giúp cho DN khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của DN về NNL. Về mặt xã hội, QTNNL thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, DN và người lao động. Để DN phát triển bền vững và quản trị cấp dưới hiệu quả, tất cả các nhà quản trị cần có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng quản trị NNL phù hợp.

Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, NNL giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của DN. Quản trị NNL sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Vì vậy, việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị NNL vào môi trường viễn thông nói chung cũng như VNPT Long An nói riêng sẽ mang ý nghĩa thiết thực. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiển giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL tại VNPT Long An ở chương 2 và chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VNPT LONG AN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Long An (Trang 45)