VNPT Long An có mạng lưới viễn thông rộng khắp trong cả tỉnh tại thành phố Tân An và 13 huyện trực thuộc với 190 xã, phường, thị trấn. Tại mỗi trung tâm huyện, thành phố đều có Điểm giao dịch đại diện của VNPT Long An.
Các dịch vụ viễn thông chính hiện đang cung cấp gồm dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định GPhone, dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, dịch vụ internet MegaVNN, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu MyTV, dịch vụ nội dung qua tổng đài 1080…Qua các năm, các dịch vụ mới được triển khai, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân địa phương và các vùng lân cận.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn, với sự tham gia của hai DN mạnh trong lĩnh vực viễn thông là Viettel và FPT, VNPT Long An luôn giữ vững vai trò là DN cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin hàng đầu trên địa bàn tỉnh Long An, từ dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động hay dịch vụ internet…số thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT Long An luôn chiếm thị phần cao trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2008 đến nay, doanh thu, sản lượng của đơn vị đều tăng qua các năm.
Bảng 2.1: Thuê bao dịch vụ viễn thông VNPT Long An giai đoạn 2008-2012
TT Loại dịch vụ
(Đơn vị: thuê bao) 2008 Năm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Cố định 135.750 137.078 137.730 137.816 137.908 2 Gphone 18.732 19.769 17.879 15.755 14.984 3 Di dộng trả sau 5.778 13.637 9.252 25.063 28.042 4 Internet 15.255 24.041 30.407 37.214 36.827 5 MyTV - - 2.571 5.441 7.836 Tổng cộng 175.515 194.525 197.839 221.289 225.597
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [10]
Tình hình kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT Long An giai đoạn 2008 – 2012 nhìn chung tương đối tốt. Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế, người dân cũng hạn chế tiêu dùng, sử dụng các dịch vụ nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông thì vẫn phát sinh. Tuy vậy, do
trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cạnh tranh khá gay gắt nên thị phần đã bị chia sẽ. Tổng thuê bao hoạt động trên mạng lưới qua các năm đều tăng nhưng không nhiều. Tính toán từ số liệu bảng 2.1, cho thấy, năm 2008 với tổng thuê bao là 175.515 hoạt động trên mạng lưới, đến năm 2012, con số này đã tăng lên 225.597 thuê bao, đạt 128,53%.
Dịch vụ điện thoại cố định, một dịch vụ truyền thống theo xu hướng chung giảm mạnh do thị trường đã bão hòa, lại có sự cạnh tranh mạnh của dịch vụ di động, gần như nhu cầu người tiêu dùng cá nhân đã chuyển sang sử dụng di động, chỉ còn các tổ chức, DN duy trì thuê bao đã sử dụng từ trước. Ngoài ra, dịch vụ này còn bị cạnh tranh bởi dịch vụ Gphone – điện thoại cố định không dây. Tuy nhiên, đối với dịch vụ này, VNPT Long An vẫn giữ mức ổn định, không giảm qua các năm. Tính toán từ số liệu bảng 2.1, cho thấy, từ năm 2008 có 135.750 thuê bao trên mạng thì năm 2012 là 137.908 thuê bao, đạt 101,58%.
Dịch vụ Gphone – dịch vụ điện thoại vô tuyên cố định không dây là loại dịch vụ mang tính hỗ trợ cho dịch vụ điện thoại cố định, phục vụ chủ yếu ở những khu vực có sóng di động nhằm hạn chế việc tốn kém chi phí kéo dây thuê bao điện thoại hoặc cung cấp cho đối tượng khách hàng không muốn kéo đường dây trong nhà. Với xu hướng sử dụng di động ngày càng tăng, dịch vụ Gphone cũng không phát triển tốt. Vì vậy, số lượng thuê bao Gphone chỉ tăng trưởng ở năm 2009 và bắt đầu giảm suốt từ năm 2010 đến năm 2012. Tính toán từ số liệu bảng 2.1, cho thấy, năm 2008 có 18.732 thuê bao thì đến năm 2012 còn 14.984 thuê bao, đạt 79,99%.
Dịch vụ di động trả sau biến động nhiều nhất, tăng – giảm bất thường do tùy thuộc vào các chương trình khuyến mãi triển khai trong năm. Năm 2009, 2011 và 2012 tại VNPT Long An nói riêng và Vinaphone nói chung đều có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, gói cước gọi miễn phí thuê bao nội mạng hay miễn phí đến thuê bao VNPT với một số tiền nhất định hàng tháng nên đã thu hút lượng thuê bao tăng khá nhiều. Năm 2010, do tập trung cho phát triển dịch vụ MyTV mới ra đời, thiếu tập trung nguồn lực cho kinh doanh dịch vụ di động nên VNPT Long An bị chia sẽ thị phần khá nhiều cho đối thủ cạnh tranh là Viettel. Tuy nhiên, sang năm
2011 và đặc biệt là trong năm 2012, VNPT Long An đã xác định di động là dịch vụ kinh doanh chủ lực đem lại nguồn thu cho đơn vị nên đã có những thay đổi kịp thời trong chiến lược, dẫn đến kết quả số lượng thuê bao tăng vọt. Tính toán từ số liệu bảng 2.1, cho thấy, nếu năm 2008 chỉ có 5.778 thuê bao di động trả sau thì đến 2012, con số này là 28.042 thuê bao, tăng đến 385,32% (chưa kể đến lượng thuê bao di động trả trước hoạt động tại địa bàn tỉnh).
Dịch vụ intenet cũng tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2012 do trên địa bàn tỉnh Long An xuất hiện thêm một nhà cung cấp dịch vụ internet là FPT với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng, dẫn đến thị phần của VNPT Long An bị chia sẽ nên số lượng thuê bao trong năm 2012 đã giảm. Tuy vậy, theo tính toán từ số liệu bảng 2.1, xét về tăng trưởng so với năm 2008 thì dịch vụ này cũng tăng 141,4%.
Dịch vụ MyTV là dịch vụ mới ra đời từ năm 2010. Với lợi thế là dịch vụ truyền hình đa phương tiện…nên dù ra đời sau các dịch vụ truyền hình khác nhưng dịch vụ MyTV của VNPT Long An vẫn phát triển tốt, số lượng thuê bao đều tăng dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012.
Bảng 2.2: Số liệu doanh thu VNPT Long An giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch Tỷ lệ thực hiện kế hoạch (%)
2008 198.284 216.933 18.649 109,41
2009 285.477 289.669 4.192 101,47
2010 315.290 383.856 68.566 121,75
2011 368.010 391.592 23.582 106,41
2012 488.290 554.041 67.751 113,47
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [10]
Từ năm 2008 đến năm 2012, VNPT Long An đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao với tỷ lệ hoàn thành lần lượt là năm 2008 đạt 109,41%, năm 2009 đạt 101,47%, năm 2010 đạt 121,75%, năm 2011 đạt 106,41% và năm 2012 đạt 113,47% kế hoạch.
Hình 2.2 Doanh thu VNPT Long An giai đoạn 2008 – 2012
Từ năm 2008 đến năm 2012, doanh thu của VNPT Long An đều tăng qua các năm. Năm 2008 với doanh thu là 216.933 triệu đồng thì đến 2012 đã là 554.041 triệu đồng, tăng đến 337.108 triệu đồng, đạt 255,39%. Xét về tỷ lệ tăng trưởng, năm 2009 tăng 133,52% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 và 2011 tỷ lệ tăng trưởng đã giảm. Năm 2010 đạt 132,51% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 102,01% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ lại tăng cao. Doanh thu năm 2012 đạt 141,48% so với năm 2011. Tốc độ tăng doanh thu bình quân của VNPT Long An trong giai đoạn 2008 – 2012 là 127,38%.
Bảng 2.3: Tình hình biến động doanh thu VNPT Long An giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu (triệu đồng) 216.933 289.669 383.856 391.592 554.041
Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 133,52 132,51 102,01 141,48 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 133,52 176,94 180,51 255,39 Tốc độ phát triển bình quân (%) 127,38
Nguyên nhân dẫn đến các biến động nói trên là do năm 2008 là năm đầu tiên VNPT Long An chia tách ra khỏi Bưu Điện tỉnh Long An (cũ), tập trung nguồn lực cho việc ổn định cơ cấu tổ chức và đi vào hoạt động theo cơ chế mới nên nguồn lực dành cho kinh doanh còn hạn chế. Năm 2009 cơ cấu tổ chức đã ổn định, đơn vị đã đầu tư nguồn lực cho việc kinh doanh nhiều hơn. Từ năm 2010 và 2011, tình hình cạnh tranh trên địa bàn đã trở nên gay gắt với nhiều chương trình, chính sách khuyến mãi, giảm giá, đặc biệt của hai DN kinh doanh dịch vụ viễn thông có nhiều lợi thế là Viettel, EVN (một DN lợi thế quân đội, một DN lợi thế là Điện lực), VNPT Long An đã mạnh dạn thay đổi mô hình hoạt động tại các đơn vị cơ sở, điều chuyển nhân sự hỗ trợ cơ sở…, đặc biệt, chuyển nhân sự làm công tác kỹ thuật sang tăng cường cho kinh doanh, quản lý, góp phần đưa doanh thu đơn vị tiếp tục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012, với những định hướng, cơ chế mới từ Tập đoàn, VNPT Long An đã tập trung toàn lực vào kinh doanh dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, đặc biệt là mảng dịch vụ trả trước nên đã đạt mức tăng trưởng cao nhất so với các năm từ năm 2008 đến 2012.
Trong các dịch vụ viễn thông chủ lực mà VNPT Long An đang kinh doanh trên địa bàn, đến thời điểm năm 2012, dịch vụ điện thoại cố định vẫn còn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong các loại dịch vụ, tiếp đến là dịch vụ di động (bao gồm cả trả trước và trả sau), tiếp đến là dịch vụ internet (bao gồm cả MegaVNN và FiberVNN), tiếp đến là dịch vụ MyTV và cuối cùng là dịch vụ Gphone.
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu dịch vụ viễn thông thu từ khách hàng năm 2012
STT Dịch vụ Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1 Cố định 77.087 34,13 2 Gphone 1.631 0,72 3 Di động 51.978 23 4 Internet 46.641 20,65 5 MyTV 3.040 1,35 6 Khác 45.517 20,15 Tổng cộng 225.894 100
Theo số liệu công bố từ lãnh đạo VNPT Long An, doanh thu bình quân hàng tháng của thuê bao di động trả sau là cao nhất, tiếp theo là thuê bao di động trả trước, tiếp đến là thuê bao internet, thuê bao MyTV, đến thuê bao cố định và cuối cùng là thuê bao Gphone. Ngoài ra, chi phí bỏ ra cho việc phát triển thuê bao cố định, internet hay MyTV thì khá nhiều so với thuê bao di động. Mặc khác, di động trả trước lại không mất thời gian, công sức, chi phí cho việc thu nợ do người sử dụng đã trả tiền trước trong khi việc phát triển thuê bao cố định, Gphone thường rủi ro cao trong thu nợ. Chính vì vậy, thời gian qua, định hướng của VNPT Long An là tập trung tối đa cho kinh doanh dịch vụ di động Vinaphone, đẩy mạnh phát triển thuê bao internet và MyTV không hạn chế nhưng phát triển thuê bao cố định và Gphone thì có chọn lọc.
Bảng 2.5 Năng suất lao động theo doanh thu
Năm Tổng doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ tăng Doanh thu Lao động bình quân (người) Tỷ lệ tăng lao động
Năng suất lao động (triệu đồng/người) Tỷ lệ tăng năng suất lao động 2008 216933 329 659.37 2009 289669 133.53% 331 100.61% 875.13 132.72% 2010 383856 132.52% 326 98.49% 1177.47 134.55% 2011 391592 102.02% 323 99.08% 1212.36 102.96% 2012 554041 141.48% 334 103.41% 1658.81 136.82%
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [10]
Từ năm 2008 đến 2012, năng suất lao động theo doanh thu của VNPT Long An đều tăng qua các năm. Năm 2008 là 659,37 triệu đồng. Năm 2009 là 875,13 triệu đồng, tăng 32,72% so với năm 2008. Năm 2010 là 1177,47 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2009. Năm 2011 là 1212,36 triệu đồng, chỉ tăng 2,96% so với năm 2010. Năm 2012 là 1658,81 triệu đồng, tăng 36,82% so với năm 2011. So với năm 2008, tỷ lệ tăng năng suất lao động của VNPT Long An năm 2012 là 151,57%.
So với tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng năng suất lao động cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng lao động thì không tăng nhiều. Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu là 133,53%, năng suất lao động là 132,72% và lao động là 100,61%. Năm 2010, tốc
độ tăng doanh thu là 133,52%, năng suất lao động là 134,55% và lao động là 98,49%. Năm 2011, tốc độ tăng doanh thu là 102,02%, năng suất lao động là 102,96% và lao động là 99,08%. Năm 2012, tốc độ tăng doanh thu là 141,48%, năng suất lao động là 136,82% và lao động là 103,41%.
Bảng 2.6 Năng suất lao động theo sản lượng
Năm Tổng sản lượng (thuê bao) Tỷ lệ tăng sản lượng Lao động bình quân (người) Tỷ lệ tăng lao động
Năng suất lao động (thuê bao/người) Tỷ lệ tăng năng suất lao động 2008 175515 329 533.48 2009 194525 110.83% 331 100.61% 587.69 110.16% 2010 197839 101.70% 326 98.49% 606.87 103.26% 2011 221289 111.85% 323 99.08% 685.11 112.89% 2012 225597 101.95% 334 103.41% 675.44 98.59%
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – VNPT Long An – Tháng 12/2012 [10]
Xét về năng suất lao động theo sản lượng, năng suất lao động lại có chiều hướng giảm. Từ năm 2009 đến 2011 vẫn giữ ở mức tăng trưởng theo mức tăng trưởng của tổng sản lượng thuê bao. Năm 2009, tổng sản lượng đạt 110.83% thì năng suất lao động cũng đạt 110,16%. Năm 2010, tổng sản lượng đạt 101.70% thì năng suất lao động đạt 103,26%. Năm 2011, tổng sản lượng đạt 111.85% thì năng suất lao động đạt 112,89%. Đến năm 2012, tổng sản lượng đạt 101.95% thì năng suất lao động chỉ đạt 98,59. Điều này có thể lý giải do càng ngày việc phát triển thuê bao mới càng khó khăn, tại các khu vục đông dân cư thì gần như thuê bao viễn thông đã bão hòa, phải phát triển ở những khu vực xa xôi, việc di chuyển sẽ mất nhiều thời gian hơn. Theo định hướng phát triển của VNPT Long An, càng về sau, công tác kinh doanh càng đẩy mạnh, đội ngũ Công nhân đường dây thuê bao không chỉ chuyên về sửa chữa, lắp mới thuê bao viễn thông mà kiêm luôn cả tiếp thị, bán dịch vụ sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin đến tận địa chỉ khách hàng nên nếu chỉ so sánh với tổng sản lượng thuê bao thì chưa đầy đủ.
Tuy nhiên, nhìn chung, thời gian qua, bằng nhiều biện pháp thúc đẩy người lao động làm việc, năng suất lao động tại VNPT Long An tăng lên thấy rõ. Đây cũng sẽ là một khó khăn trong thời gian tới vì với tốc độ tăng trưởng liên tục, người lao động bị áp lực cao trong công việc cũng dễ dẫn đến tâm lý không tốt nếu DN không
có những động viên, khuyến khích kịp thời. Ngoài ra, đến một lúc nào đó tìm kiếm sự tăng trưởng sẽ không dễ dàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong hiện tại cũng như tương lai.