Cần xây dựng chiến lược phát triển NNL của VNPT để có cơ sở định hướng cho VNPT tỉnh, thành xây dựng chiến lược phát triển NNL của đơn vị phù hợp chiến lược của Tập đoàn và điều kiện thực tiễn của đơn vị.
Xây dựng hệ thống quản lý NNL tập trung, áp dụng chung cho toàn VNPT đảm bảo quản lý đầy đủ thông tin về CBCNV trong Tập đoàn, phân cấp quyền sử dụng dữ liệu cho các đơn vị trực thuộc.
Điều chỉnh, bổ sung Quy chế bổ nhiệm cán bộ hiện hành của VNPT cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Cho phép tuyển chọn công khai các chức danh quản lý, lãnh đạo tại VNPT và các đơn vị trực thuộc công khai trên toàn hệ thống (không như hiện tại chỉ điều chuyển ở cán bộ do VNPT quản lý nghĩa là chỉ trong nội bộ một VNPT tỉnh, thành) để tạo điều kiện cho CBCNV có năng lực ứng cử vào các vị trí quan trọng, phát huy hết năng lực của CBCNV trong toàn VNPT cũng như khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ quản lý, lãnh đạo tại một số đơn vị trực thuộc VNPT. Ngoài ra, cũng mở rộng nguồn tuyển chọn từ bên ngoài VNPT bằng hình thức thi tuyển vào một số vị trí quan trọng của VNPT.
Cần có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt chung cho đối tượng chuyên gia giỏi, đóng góp quan trọng cho các VNPT tỉnh, thành.
Xem xét, điều chỉnh cơ chế tuyển dụng suốt đời nhằm sàng lọc đội ngũ người lao động không đáp ứng kịp yêu cầu công việc hoặc có chính sách khuyến khích nghỉ việc nhằm giúp các đơn vị trực thuộc chủ động trong xây dựng đội ngũ nhân lực đảm bảo hiệu quả cho công việc (nhân sự ít nhưng làm việc hiệu quả).
Tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí trên Cổng thông tin điện tử của Tập đoàn nhằm tạo điều kiện cho đông đảo CBCNV trong toàn VNPT nói chung và tại VNPT Long An nói riêng tự học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng…áp dụng vào công việc hiện tại, mang lại hiệu quả công việc ngày càng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại VNPT Long An, đánh giá kết quả đạt được cũng như những yếu kém còn tồn tại trong chương 2 đồng thời kết hợp với những lý luận về quản trị NNL trong chương 1, chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị NNL cho VNPT Long An từ nay đến năm 2020.
Tám giải pháp được tác giả đề xuất trên cơ sở ba nhóm chức năng.
Nhóm chức năng thu hút NNL có 3 giải pháp:
- Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống phân tích công việc hoàn chỉnh nhằm làm cơ sở cho các hoạt động quản trị NNL tại VNPT Long An.
- Giải pháp 2: Tiến hành hoạch định NNL trên cơ sở hoàn thiện chương trình quản lý NNL hiện tại và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chương trình.
- Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác tuyển dụng đồng thời có chính sách khuyến khích về hưu sớm nhằm đảm bảo hiệu quả trong tuyển dụng và công bằng trong phân phối thu nhập.
Nhóm chức năng đào tạo – phát triển có 2 giải pháp:
- Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển NNL nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NNL.
- Giải pháp 2: Ứng dụng mạnh chính sách luân chuyển công việc nhằm phát triển tối đa năng lực của CBCNV; thường xuyên sàng lọc đội ngũ để thích ứng với môi trường cạnh tranh luôn thay đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Nhóm chức năng duy trì NNL có 3 giải pháp:
- Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích, động viên người lao động làm việc tốt hơn.
- Giải pháp 2: Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tạo dựng “Văn hóa VNPT”; Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với DN, yêu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của người lao động nhằm tạo mối quan hệ gắn bó, cộng đồng trách nhiệm giữa người lao động và DN.
- Giải pháp 3: Tận dụng tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong DN nhằm động viên người lao động, phát huy mọi năng lực, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Với tám giải pháp trên, tác giả mong muốn sẽ giúp cho công tác quản trị NNL tại VNPT Long An ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị và làm tăng thêm giá trị DN, đưa VNPT Long An tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Long An và phát triển bền vững trong tương lai.
KẾT LUẬN
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT là một trong những Tập đoàn kinh tế Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong thời gian qua để thực hiện tốt vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Với vai trò là đại diện của VNPT tại địa bàn tỉnh Long An, VNPT Long An cũng đã có những biến chuyển tích cực, góp phần cho thành công của VNPT cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, trước mắt là tái cơ cấu tổ chức, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn, VNPT Long An cần chuẩn bị thêm hành trang mới, đặc biệt, NNL – nguồn vốn quý nhất của DN phải thật sự mạnh để có thể hội nhập và phát triển thành công. Do vẫn là một DN nhà nước nên VNPT Long An đâu đó vẫn còn tư tưởng chậm đổi mới, thiếu chủ động…công tác quản trị NNL còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh và hoàn thiện thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển của đơn vị từ nay đến năm 2020.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp khảo sát ý kiến đánh giá của CBCNV đang công tác tại VNPT Long An, Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị NNL, kinh nghiệm của một số nước gần với điều kiện của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra mô hình quản trị NNL cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT.
Thứ hai, qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại VNPT Long An, luận văn đã chỉ ra những thành tựu cũng như những tồn tại trong công tác quản trị NNL tại VNPT Long An.
Thứ ba, thông qua lý luận, nhận rõ thực trạng và dựa trên mục tiêu, định hướng phát triển của DN, tác giả đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị NNL của VNPT Long An, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế của VNPT từ nay đến năm
2020. Tuy nhiên, các giải pháp dù có tốt cũng sẽ khó thực hiện và phát huy hiệu quả nếu không có sự đồng thuận và cam kết mạnh từ các cấp lãnh đạo cũng như cần có sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà quản trị cấp cao và cả cấp trung.
Với đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị NNL của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Long An”, bằng những kiến thức đã học, cùng với những quan sát, kinh nghiệm thực tiễn công tác tại VNPT Long An hơn 20 năm, tác giả mong muốn được góp một phần công sức trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực, áp dụng vào đơn vị đang công tác nhằm xây dựng được NNL chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các DN viễn thông khác trong tương lai. Hy vọng, luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho VNPT các tỉnh, thành trực thuộc VNPT trong việc hoàn thiện công tác quản trị NNL tại đơn vị cũng như đáp ứng cho các sinh viên có nhu cầu nghiên cứu các chuyên ngành quản trị kinh doanh hay quản trị NNL liên quan đến VNPT Long An nói riêng và VNPT nói chung.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian nên Luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và những ai quan tâm đến vấn đề này để Luận văn trở nên hoàn thiện hơn và có thể áp dụng hiệu quả vào việc hoàn thiện quản trị NNL tại VNPT Long An.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Bùi Văn Danh, MBA.Nguyễn Văn Dung, ThS. Lê Quang Khôi (ed.)
(2011). Quản trị NNL. Nhà xuất bản Phương Đông.
[2] PGS.TS Trần Kim Dung (2011). Quản trị NNL. Nhà xuất bản Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh.
[3] Hương Huy (2007). Quản trị NNL (Tập 1 và Tập 2). Nhà xuất bản giao thông
vận tải.
[4] Ths Hoàng Ngọc Nhậm (chủ biên) (2008). Giáo trình Kinh tế lượng - Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Thư quán khoa toán – thống kê.
[5] Nguyễn Hữu Thân (2012). Quản trị nhân sự. Lần thứ chín. Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội.
[6] Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
[7] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Thư quán khoa toán – thống kê.
[8] Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học Pacific Western (Hoa kỳ). Quản trị nhân
sự trong môi trường toàn cầu (Quyển 1 và 2).
[9] Số liệu báo cáo về NNL của VNPT Long An qua các năm 2008, 2009, 2010,
2011 và năm 2012.
[10] Số liệu kinh doanh của VNPT Long An qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và năm 2012.
[11] Tuần tin VNPT, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
[12] Dương Thất Đúng (2008). Một số giải pháp hoàn thiện quản trị NNL tại Công
ty Truyền tải điện 4. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[13] Lương Minh Nhựt (2009), Quản trị NNL tại Công ty Công trình Đô thị Tân
An – Thực trạng và giải pháp”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[14] Nguyễn Hoàng Thanh (2010), Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL tại Học viện
công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua công tác tuyển dụng và đào tạo”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
[15] Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị NNL tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[16] Phan Thanh Tấn (2012), Hoàn thiện công tác quản trị NNL tại Công ty điện
thoại Tây Thành phố”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
[17] Website VNPT Long An
http://www.longantelecom.vn
[18] Website Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
PHỤ LỤC 1
GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
1. Giới thiệu chung:
- Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts Telecommunications Group (VNPT).
- VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu Việt Nam.
2. Logo VNPT:
- Hình ảnh logo:
- Ý nghĩa logo:
+ Thiết kế mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên chữ V, chữa cái đầu tiên trong tên viết tắt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Sự uyển chuyển của hình kết hợp ngôn ngữ âm dương trong những mảng hình thể hiện sự vận động không ngừng, sự bền vững mang tính quy luật, liên tục của thông tin cùng sự hội nhập thể giới với khoa học và công nghệ hiện đại. + Hình tượng chữ V có nhiều ý nghĩa: Viễn thông, Việt Nam, những nét cong của hình dương tạo nên chữ C, chữ cái đầu tiên của Connection, Communication, Computer,…mang ý nghĩa liên kết, gắn bó con người thông qua máy tính và truyền thông. Phần dưới biểu trưng là chữ VNPT chặt chẽ, vững chắc và hoàn chỉnh hơn cho nội dung biểu trưng.
+ Đôi mắt thể hiện con người, sự quan tâm, chia sẽ, minh họa cho gái trị nhân văn của VNPT. Hình ảnh đôi mắt hướng lên phía Logo VNPT và làm nền của yếu tố nhận diện thương hiệu thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn của VNPT.
+ Sử dụng đôi mắt nam, nữ thể hiện sự cân bằng tự nhiên, sự đa dạng của đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế của VNPT, tạo sự thuận tiện về tính cân đối.
+ Các đường cong mảnh, khoảng cách không đồng đều giữa các đường dùng để minh họa cho cánh sóng viễn thông, thể hiện tính kết nối của ngành Bưu chính Viễn thông – Công nghệ Thông tin, tính kết nối giữa VNPT và con người và giữa con người với con người.
3. Sứ mệnh:
VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ BC-VT- CNTT tiên tiến để mang đến cho người tiêu dùng, nhân dân Việt Nam những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
4. Tầm nhìn:
VNPT luôn là tập đoàn giữ vị trí số 1 của Việt Nam về phát triển Bưu chính – Viễn Thông. Có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn Viễn thông lớn.
5. Câu khẩu hiệu:
- Tiếng Việt: “Cuộc sống đích thực”.
6. Các giá trị cốt lõi:
- Giá trị mang tính truyền thống: Đi cùng lịch sử cách mạng Việt Nam, VNPT
luôn gánh vác trọng trách vừa kinh doanh vừa phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
- Giá trị mang tính nhân văn: VNPT cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích cộng đồng, nâng cao đời sống của CBCNV. Tất cả là “Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người”.
- Giá trị mang tính kết nối: Chinh phục đỉnh cao công nghệ Bưu chính Viễn
thông – Công nghệ thông tin tiên tiến, VNPT mang mọi người đến gần nhau hơn, vượt qua không gian và thời gian để cùng nhau chia sẽ Hạnh phúc – Thành công – Tri thức và những kỷ niệm quý giá trong cuộc sống.
PHỤ LỤC 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG, TRUNG TÂM THUỘC VNPT LONG AN
Các phòng thuộc VNPT Long An có chức năng, nhiệm vụ giúp việc cho Giám Đốc trong các lĩnh vực quản lý gồm:
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về quản lý, điều hành công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công tác đào tạo, lao động, tiền lương, chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động, bảo hộ lao động và thanh tra lao động.
- Phòng Hành chính - Quản trị: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc quản lý, điều hành công tác hành chính, quản trị, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, đối ngoại, bảo vệ an toàn cơ quan, bảo vệ bí mật và phòng chống cháy nổ trong toàn đơn vị.
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về quản lý, điều hành công tác xây dựng và triển khai, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật, ký kết hợp đồng thương mại, đấu thầu mua vật tư, thiết bị, hàng hóa.
- Phòng Kế toán thống kê - Tài chính: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về quản lý, triển khai, thực hiện quy chế tài chính, nghiệp vụ kế toán, thống kê của Nhà nước và Tập đoàn, công tác tài chính kế toán thống kê trong toàn đơn vị.
- Phòng Quản lý Mạng và Dịch vụ: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về công tác quản lý, điều hành thông tin, phát triển mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin; kỹ thuật nghiệp vụ viễn thông; quản lý, điều hành công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh; tổ chức quản lý, quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính trong phạm vi toàn đơn vị.
- Phòng Đầu tư - Quản lý dự án: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về công tác đầu tư, xây dựng; tổ chức quản lý và thẩm định dự án, công trình đầu tư xây dựng,