Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

I. Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn

Ngành công nghiệp than ra đời từ rất sớm dưới triều nhà Nguyễn (1802) và nó trở thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản thật sự khi thực dân Pháp cưỡng chế triều Nguyễn năm 1885. Một sự kiện hết sức quan trọng đối với ngành than đó là vào năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Công hội đỏ, hơn 3 vạn thợ mỏ vùng than Cẩm Phả - Hòn Gai đã tổ chức bãi công thắng lợi, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc giành lại quyền độc lập tự do cho Tổ Quốc. Từ năm 1955, ngành than bắt đầu được Nhà nước tiếp quản.

Hơn nửa thế kỷ đi qua, ngành than đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới đất nước và những năm đầu thập kỷ 90. Ngành than phải đối mặt rất nhiều khó khăn thử thách như: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan, người người làm than, nhà nhà làm than, các cơ quan cũng đua nhau làm than, tranh nhau mua bán để kiếm lời, dẫn tới tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự tổ chức cũng như quản lý thống nhất của nhà nước đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lò, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, ngành than lâm vào khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng.

Trước thực trạng đó, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 563/TTg thành lập Tổng công ty Than Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ năng lượng, các công ty than trực thuộc tỉnh Quảng Ninh và công ty Đông Bắc trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than cơ sở để chỉnh đốn lại đội ngũ, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Sau một thời gian chuẩn bị, Tổng công ty Than Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995.

Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty than là:  Lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than.

 Thoả mãn các nhu cầu về than trong nền kinh tế; Phát triển các ngành

nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.

Trải qua 11 năm phấn đấu, với những kết quả đạt được và mô hình quản lý hợp lý của Tổng công ty, ngày 8/8/2005 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1998 phê duyệt Đề án của Tổng công ty và Quyết định số 199 thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 26/12/2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và chuyển Tổng công ty khoáng sản Việt Nam thành công ty con trực thuộc Tập đoàn. Tính đến đầu năm 2008, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có 55 công ty con, 3 trường đào tạo và 4 công ty liên kết. Trong 55 đơn vị của Tập đoàn có 20 công ty khai thác và chế biến than. Trong đó có 7 công ty khai thác lộ thiên và 13 công ty khai thác hầm lò.

Dưới đây là một vài thông tin chính về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hiện nay:

Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (viết tắt là TKV).

Tên giao dịch quốc tế: VietNam National Coal, Mineral Industries Group, viết tắt là VINACOMIN (VCM).

Trụ sở chính: 226 Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, có điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được nhà nước quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Nhìn lại toàn cảnh ngành than Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới, ngành than Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng, ổn định và phát triển. TKV đã đạt được kết quả đột phá về sản lượng khai thác và tiêu thụ, tiếp cận được thị trường tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế, đã bảo toàn được vốn kinh doanh. Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc từ đó cũng từng bước được cải thiện, đời sống thợ mỏ ngày càng ổn định và nâng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)