II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng
2. Tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than-
2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Tính đến đầu năm 2008, than Việt Nam đã và đang có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cả cạnh trạnh cho bạn hàng. Tập đoàn đã xây dựng được mối quan hệ “tay ba” tin cậy, hữu nghị giữa người bán - Công ty thương mại - người sử dụng cuối cùng. Tập đoàn đã ký được các hợp đồng 3 năm, 5 năm, thậm chí là 14 năm về cung cấp than cho một số nhà tiêu thụ nước ngoài. Hiện nay, bên cạnh những bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu, TKV còn tiến hành xuất than sang một số thị trường mới giàu tiềm năng như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipin…
Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu than ra một số thị trường chính của TKV.
Bảng 4 – Thị trường xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007:
(Sản lượng: Nghìn tấn; Giá trị: Triệu USD)
Thị trƣờng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Sản lƣợng Giá trị Trung Quốc 0,82 12,6 2,10 37,4 2,26 40,4 5,23 120 10,57 311 16,70 459,2 18,3 547,7 Nhật Bản 1,09 34,3 1,43 43,2 1,71 51,6 2,26 80,4 2,28 162,5 2,10 141,7 2,20 140,2 Tây Âu 0,51 17,6 0,45 16,3 0,62 20,6 0,83 35,4 0,52 37,1 0,55 30,9 0,70 27,8 Thái Lan 0,76 18,6 0,74 18,7 0,99 24,2 0,85 26,7 0,50 22,9 0,56 24,8 0,27 17,1 Hàn Quốc 0,10 3,9 0,20 6,3 0,29 8,4 0,43 16,3 0,41 20,3 0,57 27,3 0,75 38,9 TT khác 0,96 23,1 0,65 17,9 0,65 20,0 1,04 43,0 0,59 44,3 1,21 66,4 0,19 116,31 Tổng 4,24 110,1 5,57 139,8 6,52 165,2 10,64 321,8 14,87 598,1 21,69 750,3 24,20 888,01
2.2.1. Thị trường Trung Quốc
Kim ngạch than xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2001 khối lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc mới chỉ là 820 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu là 12,60 triệu USD, còn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm, sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tăng gấp 22 lần, từ 0,82 triệu tấn năm 2001 lên 18,3 triệu tấn năm 2007. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này còn tăng nhiều hơn, tăng gấp 43 lần trong giai đoạn này. Cho đến nay, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 76% (năm 2007) lượng than xuất khẩu của TKV. Nhiều nhà phân tích dự báo, trong tương lai, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc còn tiếp tục lớn hơn nữa do đây là thị trường đang có tốc độ phát triển kinh tế rất cao, cần nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, Trung Quốc là khách hàng hết sức quan trọng trong hiện tại và đầy tiềm năng trong tương lai. Sự phát triển nóng của nền kinh tế Trung Quốc cùng với việc đóng cửa một loạt các mỏ than không an toàn đẩy nhu cầu về than ở quốc gia này tăng cao.
Đối với thị trường Trung Quốc, than Việt Nam có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn so với than từ các quốc gia khác do giá rẻ, chủng loại than đa dạng, vận chuyển dễ dàng và công vận chuyển thấp do hai nước có vị trí địa lý nằm cạnh nhau rất thuận lợi. Ngoài ra, từ giữa năm 2005, TKV đã cho phép các đơn vị thành viên bán than theo đường tiểu ngạch qua các cảng lẻ Trung Quốc nhằm giảm tải cho các cảng lớn cũng như đẩy nhanh tiến độ giao than, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Trong năm 2007, xuất khẩu than sang thị trường Trung Quốc đạt 16,17 triệu tấn, trong đó xuất theo đường tiểu ngạch là 7 triệu tấn. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/06/2008, Tập đoàn cho dừng xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch nhằm quản lý tốt hơn
hoạt động xuất khẩu than, tránh tình trạng thất thoát nguồn tài nguyên của đất nước do nguồn than lậu trà trộn qua con đường này.
2.2.2. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu than truyền thống của TKV từ nhiều năm nay và TKV luôn xác định Nhật Bản giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn. Hiện nay, Nhật Bản đang là nước nhập khẩu than Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu là than cám số 8, số 9 để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thép, xi măng, hoá chất và một phần nhỏ dùng trong sinh hoạt đun nấu.
Marubeni là một trong 5 công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản và là công ty thương mại đầu tiên đưa thành công của than Antraxit Việt Nam vào thị trường thép Nhật Bản năm 1989, mở ra một thị trường vô cùng quan trọng cho Than Việt Nam những năm về sau. Cho tới nay, cùng với Marubeni, các công ty như công ty thương mại Sumitomo, công ty thương mại Nippon Steel, công ty Itochu đều là những bạn hàng tiêu thụ than lớn, lâu dài và truyền thống của Tập đoàn.
Tại thị trường Nhật Bản, TKV luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu than của Trung Quốc. Do bất lợi về khoảng cách địa lý, cước phí vận chuyển than của Việt Nam tới thị trường này đắt hơn của Trung Quốc khoảng 4USD/tấn. Điều này đã gây bất lợi cho than Việt Nam khi cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên, TKV đã và đang tìm mọi biện pháp để hoạt động xuất khẩu than vào thị trường đầy tiềm năng này có hiệu quả hơn. Trong giai đoạn 2001 – 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng với sản lượng trung bình là 1,7 nghìn tấn và giá trị trung bình là 93,4 triệu USD.