II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng
2. Tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than-
2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chủng loại than xuất khẩu của TKV khá phong phú và đa dạng. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, than Việt Nam bao gồm 11 loại than chủ yếu vùng Hòn Gai, Cẩm Phả và khoảng 8 loại than vùng Uông Bí, Vàng Danh. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hai chủng loại than là than cục và than cám, trong đó sản lượng than cám chiếm khoảng 90 – 95% tổng sản lượng xuất khẩu. Sản lượng than xuất khẩu theo chủng loại tăng hay giảm tùy theo nhu cầu của thị trường từng năm. Ví dụ năm 2002 nhu cầu về than cục HG 3 của khách hàng lớn như Nhật Bản ở mức cao nên sản lượng xuất khẩu của chủng loại than này tăng mạnh, đạt gần 17000 tấn, nhưng sang năm 2003, nhu cầu giảm, khách hàng nhập những mặt
hàng khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, nên sản lượng xuất khẩu chỉ còn 546 tấn.
Dưới đây là bảng cơ cấu chủng loại than xuất khẩu của TKV trong giai đoạn 2001 – 2007:
Bảng 5 - Cơ cấu mặt hàng than XK của TKV giai đoạn 2001 – 2007: (Đơn vị: Nghìn tấn) Loại than 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng cục 548,7 586,9 558,6 859,9 552,9 913,4 1210,2 Cục VD 130,5 123,8 176,5 279,6 190,1 433,2 498,5 Cục HG 3 - 16,8 0,55 13,5 9,5 14,08 36,2 Cục HG 4 65,9 79,6 99,6 167,9 112,4 116,1 234,6 Cục HG 5 352,2 347,3 255,6 256,6 111,8 350,0 440,9 Tổng cám 3691,3 4983,1 5961,4 9780,1 14317,1 20776,6 22989,8 Cám HG 6 86,4 202,7 545,6 925,8 1099 864,8 1072,3 Cám HG 7 20,2 34,0 29,6 138,7 102 107,0 212,9 Cám HG 8 1016 930,6 1209 1116 1168 1345,7 1234,6 Cám HG 9 1345,5 1409,3 1540,9 1886,1 935,0 1643,0 1789,2 Cám HG 10 142,8 593,605 605,459 1263,2 2642,9 3948,5 4221,5 Cám HG 11 662,8 1323,2 1464,7 3385,2 6991,4 9030,6 10980,2 Loại khác 417,6 490,0 566,0 1065,1 1378,8 3837,0 4698,3 Tổng 4 240 5 570 6 520 10640 14 870 21 690 24 200
(Nguồn: Thống kê thực hiện xuất khẩu than của TKV năm qua các năm)
Theo TKV, trong giai đoạn 2001 – 2007, than xuất khẩu chủ yếu tập trung vào một số chủng loại có giá trị xuất khẩu cao như than cục 3, 4, 5, than
cám 8, 9. Đây là những loại than có chất lượng cao mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc có sử dụng nhưng không đáng kể nên được TKV xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu… để cân đối ngoại tệ và bổ sung nguồn tài chính cho đầu tư phát triển. Những loại than này sẽ được cung cấp cho các nhà máy thép, nhà máy luyện kim có giá trị kinh tế cao ở thị trường nước ngoài. Ngoài ra, một số loại than chất lượng thấp mà trong nước chưa sử dụng hết như than cám 10, 11 … hầu hết được xuất sang thị trường Trung Quốc để sử dụng trong các nhà máy điện và sản xuất xi măng do nếu không than sẽ trôi xuống biển gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, sản lượng cám HG 10 và 11 tăng mạnh trong giai đoạn 2005 – 2007 và chiếm phần lớn trong cơ cấu than xuất khẩu do nhu cầu về than sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện tăng mạnh, mà nổi bật là ở Trung Quốc.
Như phân tích ở trên, than xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là than cám. Đây là một hạn chế bởi vì than cám là loại than chất lượng không cao như than cục dẫn đến giá than xuất khẩu vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng sản lượng. Mặc dù TKV đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty trong chuyển giao công nghệ, cơ giới hóa hầm lò… song con số trên phần nào đã phản ánh được trình độ công nghệ khai thác, chế biến than của TKV. Máy móc trang thiết bị còn lạc hậu, chất lượng tay nghề công nhân chưa đồng đều là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến chủng loại than xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Do đó, trong những năm tới, TKV cần đầu tư hơn nữa về chiều sâu vào công nghệ khai thác và chế biến than để tăng sản lượng và chất lượng than khai thác được. TKV cũng cần có kế hoạch cụ thể về số lượng và chủng loại than xuất khẩu trên cơ sở cân đối hài hoà nhu cầu tiêu thụ, sản xuất và tiềm năng trữ lượng than nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.