Những tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69)

III. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công

2.Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đáng kể đạt được trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu than của TKV vẫn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể như sau:

2.1. Về công nghệ khai thác chế biến than

Quá trình sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật. Muốn tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, TKV cần phải trang bị cho mình những máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến hiện đại trong quá trình khai thác chế biến than. Tuy nhiên, cho đến nay, công nghệ khai thác của TKV vẫn còn cũ kỹ, lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới khiến năng suất lao động chưa cao đồng thời gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người lao động trong ngành than.

Thêm vào đó, các mỏ lộ thiên đang dần dần bị khai thác cạn kiệt, do đó đổi mới công nghệ đang là nhu cầu cấp bách của TKV hiện nay. Mặc dù TKV đã dùng một lượng vốn đầu tư không nhỏ để phát triển và hiện đại hoá công nghệ nhưng nhìn chung công nghệ khai thác than của Tập đoàn vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.

Xét trên khía cạnh khác, với công nghệ hiện nay, TKV chỉ có thể khai thác than từ lòng đất, qua giai đoạn sàng tuyển là xuất khẩu ngay. Vì vậy, Tập đoàn chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm than. Nếu đầu tư vào công nghệ chế biến than, chế biến than thành các sản phẩm có giá trị cao như công nghệ hoá lỏng than sẽ giúp tăng giá trị than xuất khẩu cho Tập đoàn, từ đó thu được lợi nhuận lớn hơn.

2.2. Về chất lượng than xuất khẩu

Tuy than Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và được đánh giá là có chất lượng tốt như: Độ tro, độ ẩm, chất bốc, lưu huỳnh, cacbon cố định, nhiệt năng cỡ hạt của than đều đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước đề ra. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn tồn tại đó là chất lượng than còn chưa

được đảm bảo trong một số trường hợp, đặc biệt là trong trường hợp giao hàng với khối lượng lớn. Nguyên nhân là chúng ta vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của quy trình ngay từ đầu, trong quá trình sản xuất, vận chuyển than từ mỏ ra cảng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như va đập, mưa làm tăng độ ẩm của than. Ví dụ như độ ẩm quá cao của các loại than cám phần lớn đều trên 10%. Điều này gây ra việc khách hàng ít nhiều phải chịu tiền cước khống chở nước. Công nghệ sàng tuyển chưa hiện đại nên chất lượng than vẫn chưa thực sự cao.

Bên cạnh đó, công nghệ và trang thiết bị khai thác, chế biến than vẫn còn lạc hậu so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nên sản lượng than có chất lượng tốt còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, than xuất đi vẫn bị hạn chế ở một số thị trường quen thuộc.

2.3. Về phân phối than xuất khẩu

TKV vẫn chưa phối hợp tốt với Công ty Cổ phần giám định TKV để kiểm tra tình hình giao than của các đơn vị, đặc biệt là chưa chấm dứt được tình trạng giao thiếu than cho các tàu.

Hiện nay, tuy nhịp độ khai thác than tăng trưởng cao nhưng công suất rót than ở các cảng lẻ chưa được hoàn thiện nhiều. Các cảng lẻ của các công ty phụ thuộc nhiều vào con nước thuỷ triều. Do đó, gây khó khăn cho việc điều hành giao than và nhất là những kỳ con nước thủy triều thấp, dẫn đến chậm tiến độ giao than. Phương tiện chuyển tải chủ yếu các công ty phải thuê nên các đơn vị không chủ động được việc giao hàng, nhất là khi có nhiều tàu đến nhận than cùng một lúc.

Ngoài ra còn một điểm cần được sớm khắc phục đó là tình trạng chưa có phương án tổ chức bảo vệ than chuyển tải tại khu vực giao hàng, đã để xảy ra tình trạng mất cắp, nhất là thời gian tàu làm hàng vào buổi tối.

Một tồn tại khá lớn khác là cho đến nay, TKV vẫn chủ yếu giao than theo điều kiện FOB. Với điều kiện này, Tập đoàn không tận dụng được ưu thế

cạnh tranh về chi phí vận chuyển. Do đó, chưa thực sự mang lại hiệu quả cho Tập đoàn.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, tình hình khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than trái phép ra nước ngoài diễn ra hết sức phức tạp với quy mô lớn gây thất thoát tài nguyên của quốc gia và thiệt hại về kinh tế cho Tập đoàn, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Mặc dù Tập đoàn đã phối hợp với chính quyền tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vụ sai phạm nhưng cho đến nay nguy cơ tiếp tục tái diễn vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là nhu cầu than hiện tăng rất nhanh, chênh lệch giữa giá than trong nước và giá than xuất khẩu cao, ranh giới quản lý giữa các mỏ vẫn chưa rõ ràng.

2.4. Về công tác thị trường

Việc mở rộng thị trường của TKV hiện nay còn gặp nhiều khó khăn không phải do Tập đoàn thiếu những chuyên gia Marketing giỏi mà chủ yếu là do đặc tính kỹ thuật của than Việt Nam. Than Việt Nam tuy có chất lượng tốt nhưng khá rắn và chất bốc thấp, nên chỉ thích hợp với công nghệ của một số nhà sử dụng nhất định như JFE, NIPPON STEEL của Nhật Bản, ARCHELOR của Pháp, CVRD của Brazil hay một số nhà máy của Trung Quốc. Chính vì vậy, thị trường của than Việt Nam nhất là các loại than tốt ổn định nhưng khó mở rộng được thị trường.

Tuy nhiên, dự báo thị trường xuất khẩu than của TKV sẽ được mở rộng sau năm 2010, khi bể than ở Đồng bằng sông Hồng được đưa vào khai thác. Vì đây bể than chứa loại than rất mềm, dễ đốt và quan trọng hơn cả là phù hợp với công nghệ của rất nhiều nhà máy xi măng và sắt thép.

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69)