Tổng quan ngành than việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về cả chính trị và kinh tế. Hòa bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển đã trở thành đòi hỏi cấp thiết của mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu, nó như một dòng chảy mạnh dần lên và người ta chỉ có cách lựa chọn là hòa nhập vào nó chứ không thể ngăn cản nó. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế khách quan đó. Quan điểm mở rộng quan hệ kinh tế, hoạt động ngoại thương đã trở thành quan điểm xuyên suốt và chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Đứng trước tiến trình hội nhập tất yếu này, ngành than Việt Nam cũng đang hết sức nỗ lực để đưa thương hiệu than Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu than

Khái niệm lợi thế so sánh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong học thuyết thương mại quốc tế hiện đại. Người đầu tiên đề cập tới lợi thế so sánh là Robert Torren vào năm 1815 khi ông có một bài viết về việc trao đổi ngũ cốc giữa Anh và Ba Lan. Ông rút ra kết luận là người Anh vẫn có lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan để đổi lấy ngũ cốc, cho dù họ có thể sản xuất với ngũ cốc với chi phí thấp hơn Ba Lan. Tuy nhiên, người có đóng góp lớn nhất cho lý thuyết về lợi thế so sánh chính là David Ricardo (1772 – 1823) khi ông đưa ra những giải thích mang tính hệ thống hơn. Lý thuyết ông đưa ra xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên, đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng như than đá, dầu mỏ… Nhìn chung, lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vào những hàng hóa mà mình có thể xuất khẩu với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả so với nước khác). Nói theo một cách khác một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là có lợi thế so sánh hơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm nếu họ có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn. Như vậy, với nguồn tài nguyên dồi dào, điều kiện thuận lợi về địa lý, giá nhân công, cước phí vận tải… Việt Nam cũng là một nước xuất khẩu than có nhiều lợi thế so sánh với nhiều nhà cung cấp khác trên thế giới về mặt hàng này.

1.1. Về giá nhân công

Với một thị trường đầy tiềm năng và giá nhân công rẻ, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc xuất khẩu than – Một ngành đòi hỏi phải có lực lượng lao động lớn. Ước tính ngành Than Việt Nam có khoảng 12 vạn lao động. Hơn nữa, giá nhân công ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá nhân công của các nước trong khu vực. Giá nhân công của Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái

Lan, bằng 1/30 của Đài Loan, bằng 1/20 của Singapore. Giá nhân công rẻ và lực lượng lao động dồi dào đóng một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm than trên thị trường thế giới.

1.2. Vị trí địa lý

Việt Nam nằm trên đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không những cho nền kinh tế Việt Nam mà cho cả các quốc gia lân cận. Nó tạo khả năng cho Việt Nam việc phát triển trung chuyển, tái xuất khẩu, và chuyển khẩu hàng hoá. Đồng thời đây cũng là một lợi thế lớn của Việt Nam trong xuất khẩu than. Các vùng than lớn của Việt Nam rất gần với các đường biển quốc tế, đồng thời cũng có nhiều cảng thuận lợi cho việc bốc dỡ than. Khác với những lợi thế hữu hình kể trên, lợi thế vô hình này đối với xuất khẩu than của Việt Nam không cân đo đong đếm được. Nhưng nếu biết tận dụng hợp lý lợi thế này, hoạt động xuất khẩu than sẽ đạt được những hiệu quả to lớn.

Hiện nay, Quảng Ninh đang là địa phương khai thác và sản xuất than chủ yếu của ngành than Việt Nam. Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn vẫn đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài nước, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là ưu thế đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh, nhờ đó tạo điều kiện cho phát triển ngành than tại khu vực này.

1.3. Về cước phí vận tải

Việt Nam có lợi thế hơn về mặt vị trí địa lý so với một số nước xuất khẩu than lớn như Nam Phi và Úc. So với những nước này, Việt Nam ở gần những thị trường tiêu thụ than lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Mặt khác, do than đá Việt Nam chuyển chở qua các nước chủ yếu bằng đường

biển nên cước phí vận tải rẻ hơn nhiều so với đường bộ, đường sắt … Sự thuận lợi về mặt vị trí địa lý đã dẫn đến những thuận lợi trong việc chuyên chở, vận tải hàng hoá, khiến cước phí vận tải thấp hơn đáng kể so với cước phí vận tải của các đối thủ cạnh tranh lớn.

1.4. Chất lượng sản phẩm than

Than Antraxit Việt Nam với chất lượng tốt, không khói, hàm lượng lưu huỳnh, nitơ thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là loại than xếp đầu bảng về hàm lượng cacbon và nhiệt năng nổi tiếng trên thế giới. Hơn 30 năm qua, nhất là trong 10 năm trở lại đây, than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Anh, Pháp, Bungari… Antraxit đã và đang tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường than thế giới đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu thay thế cho than cốc trong một số mục đích sử dụng nhất định.

Sản xuất Antraxit tại các nước châu Âu cũng như Nam Phi, Hoa Kỳ trong dài hạn sẽ giảm xuống. Khai thác loại than này ở châu Âu hiện nay chỉ còn lại 3 nước: Đức, Tây Ban Nha, Anh. Vì vậy, Việt Nam và Trung Quốc được cho là hai nhà cung cấp Antraxit trong tương lai cho thị trường châu Âu như là một đối trọng của Nga.

Những lợi thế kể trên đã giúp cho giá thành của sản phẩm than Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá than của nhiều nhà xuất khẩu lớn khác trên thế giới. Xuất khẩu than Việt Nam ra thị trường thế giới đã có được nguồn sức sống mới. Sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng được tăng cao. Năm 2004 cho đến nay, từ vị trí thứ 2, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu than Antraxit lớn nhất thế giới. Điều này là một minh chứng sống động cho khả năng cạnh tranh của than Việt Nam trên thị trường thế giới.

2. Những cơ hội và thách thức chính đối với nghành than Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển mà còn đem lại không ít những thách thức.

2.1. Những cơ hội

Từ việc phân tích về tình hình than trên thế giới trong những năm tới, ta có thể nhận thấy cơ hội phát triển cho than Việt Nam là rất lớn. Đó là:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã giúp ngành than Việt

Nam mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ra các nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nhờ đó chúng ta khắc phục được tình trạng bị phân biệt và được hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động thương mại với các nước. Ngoài ra, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đang tăng lên một cách đáng kể. Đảng và Nhà nước cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh so với những năm trước. Kinh doanh khoáng sản nhờ đó đang khá hấp dẫn các nhà đầu tư và các thương nhân trong nước cũng như trên thế giới.

Thứ hai, hội nhập mang lại cho ngành than cơ hội trong việc tiếp nhận

vốn và công nghệ mới. Việc tiếp nhận các công nghệ mới góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm than Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, hội nhập cũng là con đường ngắn nhất để than Việt Nam khai thông thị trường trong nước của mình với khu vực và trên thế giới, tạo được môi trường đầu tư có hiệu quả và hấp dẫn.

Thứ ba, nhu cầu than trên thế giới đang tiếp tục tăng nhanh chóng, cầu về

than luôn lớn hơn cung. Một lý do rất quan trọng đó là từ năm 2004, giá dầu trên thế giới bắt đầu tăng cao với tốc độ chóng mặt dẫn đến các quốc gia buộc phải tìm nguồn năng lượng mới thay thế. Nhu cầu về than ở thị trường nước ngoài liên tục tăng do đây là nguồn nhiên liệu có thể thay thế dầu mỏ với giá rẻ hơn nhiều loại nhiên liệu khác. Nhu cầu về than đặc biệt tăng mạnh ở các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia … vì than là nguồn nhiên liệu chính trong các nhà máy phát điện và luyện cán thép. Mà hầu hết những thị trường này đã được than Việt Nam thâm nhập thành công. Đây thực sự là cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu than của ngành than Việt Nam, giúp hoạt động xuất khẩu có thể đạt được những bước tiến mạnh về kim ngạch than xuất khẩu.

Thứ tư, các nước xuất khẩu than lớn trên thế giới như Trung Quốc,

Indonesia hiện cũng đang cắt giảm mạnh lượng than xuất khẩu. Điều này càng tạo thêm chỗ đứng cho than Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ năm, nhà sản xuất than chính của Việt Nam - Tập đoàn Công nghiệp

Than – Khoáng sản Việt Nam là một Tập đoàn lớn và đã tạo được uy tín trên một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu… Trong đó, Nhật Bản và Tây Âu có thể nói là hai thị trường khó tính nhất thế giới. Việc thâm nhập thành công hai thị trường này sẽ tạo dựng được uy tín của TKV trên thị trường than thế giới, từ đó Tập đoàn sẽ dễ dàng thâm nhập các thị trường khác hơn.

2.2. Những thách thức

Thứ nhất, tuy nhu cầu về nhập khẩu tăng nhưng những yêu cầu về chất

lượng, chạy đua về giá cả và dịch vụ khách hàng cũng sẽ gay gắt hơn. Dự báo trong những năm tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về các dịch vụ đi kèm và chất lượng than giữa các nước xuất khẩu than nhằm đạt được mức giá bán cao nhất dựa trên số lượng than xuất khẩu bị hạn chế do quy định của Chính phủ Việt Nam và nhiều nước xuất khẩu than khác.

Thứ hai, nhu cầu về chủng loại than của khách hàng nước ngoài không

cân đối với nguồn than mà TKV khai thác được. Ví dụ như than cám 8, 9 yêu cầu nhiều cho xuất khẩu cũng là loại than cần để cấp cho hoạt động sản xuất xi măng trong nước. Cám 4, 5 cần cho ngành điện đồng thời cũng là loại than mà nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu. Trong khi đó, Chính phủ đã có yêu cầu ngành than phải cắt giảm sản lượng xuất khẩu xuống mức tối ưu trong thời gian tới. Điều đó buộc TKV cần có những tính toán hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động khai thác và xuất khẩu của mình.

Thứ ba, thuế xuất khẩu than đá liên tục tăng trong những năm gần đây.

Năm 2006, Bộ Tài chính đưa ra quyết định số 67/2006/QĐ - BTC về việc sửa đổi, bổ sung thuế xuất khẩu một số nhóm mặt hàng, trong đó có mặt hàng than, nhằm hạn chế việc xuất khẩu những chủng loại hàng này. Theo đó, đầu năm 2007, thuế xuất khẩu than đã được nâng lên từ 0% lên 10%. Đầu năm 2008, theo Quyết định số 17/2008/QĐ - BTC của Bộ Tài chính, thuế xuất khẩu than đá tiếp tục được điều chỉnh lên mức 15% thay cho mức 10% áp dụng cho năm 2007. Ngay sau đó, Bộ Tài chính lại ban hành Quyết định số 35/2008/QĐ - BTC về việc sửa đổi mức thuế xuất khẩu với một số mặt hàng trong biểu thuế xuất khẩu bao gồm cả mặt hàng than đá. Theo đó, thuế xuất khẩu than đá áp dụng cho các tờ khai hải quan từ ngày 16/06/2008 là 20%. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu than hiện nay. Vì vậy, ngành than cần có những bước đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh chịu nhiều tác động của thuế xuất khẩu.

Thứ tư, nhu cầu than trên thế giới ngày càng tăng cao, trong khi khả năng

tăng sản lượng của ngành than còn hạn chế do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn vì các mỏ lớn ngày càng phải xuống sâu và xa hơn. Mặt khác, trong tương lai, nhu cầu sử dụng than sạch trên thế giới sẽ tăng cao trong khi hoạt động khai thác than của Việt Nam vẫn theo phương thức truyền thống gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thấp, chất lượng than chưa cao. Như vậy, vấn đề công nghệ khai thác và chế biến than đang là một vấn đề đáng quan tâm của ngành than nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trên đây là một số cơ hội và thách thức mà hội nhập mang đến cho ngành than Việt Nam. Để có thể tận dụng được những thuận lợi và vượt qua những khó khăn mà quá trình hội nhập mang lại thì ngành than Việt Nam không còn cách nào khác là phải có những bước đi đúng đắn, thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định hội nhập là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ ngành nghề và quốc gia nào trên thế giới. Nếu đứng ngoài xu thế ấy thì thách thức đối với sự phát triển của một quốc gia sẽ còn to lớn hơn nhiều.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP

THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn

Ngành công nghiệp than ra đời từ rất sớm dưới triều nhà Nguyễn (1802) và nó trở thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản thật sự khi thực dân Pháp cưỡng chế triều Nguyễn năm 1885. Một sự kiện hết sức quan trọng đối với ngành than đó là vào năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Công hội đỏ, hơn 3 vạn thợ mỏ vùng than Cẩm Phả - Hòn Gai đã tổ chức bãi công thắng lợi, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc giành lại quyền độc lập tự do cho Tổ Quốc. Từ năm 1955, ngành than bắt đầu được Nhà nước tiếp quản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)