Lợi ích của xuất khẩu than đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

I. Tổng quan về ngành than

3. Lợi ích của xuất khẩu than đối với Việt Nam

3.1. Lợi ích của xuất khẩu than đối với nền kinh tế quốc dân

Với nhiệm vụ chính là khai thác, kinh doanh đáp ứng nhu cầu than tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho đất nước, tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, xuất khẩu than được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Ở Việt Nam, ngành than là ngành công nghiệp khai thác mỏ lớn nhất, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là nhà sản xuất than chính, chiếm khoảng 92% tổng sản lượng than khai thác hàng năm của toàn ngành. Cho đến nay, than vẫn đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Xuất khẩu than phát triển sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành than và trong toàn bộ nền kinh tế.

Thứ nhất, xuất khẩu than tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm. Ví dụ như những chủng loại than trong nước có khả năng sản xuất khai thác nhưng nhu cầu tiêu thụ nội địa không có hoặc không cao, khi ấy xuất

khẩu sẽ là một biện pháp hữu hiệu không những làm tăng thu ngoại tệ mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.

Thứ hai, thông qua xuất khẩu, than Việt Nam sẽ được tham gia vào cuộc

cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, sản xuất, kinh doanh để thích nghi với môi trường quốc tế. Đồng thời tăng cường vào đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật để có thể khai thác, chế biến được nhiều chủng loại than với chất lượng tốt thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả trong nước và quốc tế.

Thứ ba, xuất khẩu than còn tạo điều kiện giúp các ngành dịch vụ thương

mại quốc tế như vận tải, thanh toán và xúc tiến thương mại phát triển.

Như vậy, xuất khẩu than sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất của các ngành nghề khác, thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.

Nhìn chung, xuất khẩu than có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Tăng cường hiệu quả xuất khẩu than, một mặt hàng chủ lực của quốc gia được coi là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.

3.2. Lợi ích của xuất khẩu than đối với các doanh nghiệp thuộc ngành than

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu là vì mục đích lợi nhuận. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu than, đặc biệt là Tổ chức có tiềm năng sản xuất lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa còn hạn chế thì việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất khẩu than đem lại lợi ích nhiều hơn các doanh nghiệp:

Trên thực tế các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn như TKV thường thực hiện kinh doanh xuất khẩu và cả buôn bán trong nước trong

đó doanh thu từ xuất khẩu chiếm phần lớn. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu than không những dùng để tích luỹ, tái đầu tư phát triển các ngành kinh doanh khác mà còn dùng để bù lỗ cho buôn bán nội địa. Sự khác biệt về giá bán than trong nước và nước ngoài, chính sách của nhà nước với mặt hàng chiến lược này của quốc gia, cũng như chủng loại than tiêu thụ trong nước và nước ngoài khác nhau đã khiến cho lợi nhuận xuất khẩu than thường chiếm phần nhiều so với lợi nhuận thu từ trong nước và là bộ phận quan trọng trong tổng lợi nhuận của ngành than nói chung.

Xuất khẩu than giúp các doanh nghiệp tận dụng được khả năng dư thừa: Thực tế, nếu như không xuất khẩu than, hoặc không có chính sách xuất khẩu than hợp lý thì hàng năm một lượng lớn than có chất lượng cao, công nghệ trong nước chưa thích hợp để sử dụng sẽ bị lãng phí và gây tổn thất nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu than. Không như các mặt hàng khác có thể tái tạo, lưu trữ trong thời gian dài, than là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và khai thác xong thường phải tiêu thụ ngay. Và như vậy, lượng than trong nước chưa dùng này nếu được xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp và cho ngành than.

Xuất khẩu than giúp các doanh nghiệp phân tán rủi ro:

Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro như rủi ro khách hàng đã ký hợp đồng nhưng không nhận hàng, rủi ro trong thanh toán, trong giao hàng. Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phân tán được các rủi ro trong kinh doanh, tối thiểu hoá sự biến động về nhu cầu, và trong nhiều trường hợp, xuất khẩu giúp doanh nghiệp bù lỗ cho kinh doanh trong nước, giải quyết vấn đề tài chính vốn là một trong những vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp. Theo TKV, hàng năm sản lượng than xuất khẩu luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra, một phần do hộ tiêu thụ than trong nước như xi măng, hóa chất không mua hết sản lượng than đã ký kết trong hợp đồng. Và như vậy, lượng than dôi ra này sẽ được

TKV điều phối, thực hiện xuất khẩu. Xuất khẩu than đã giúp cho TKV cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu than khác phân tán được rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng.

Xuất khẩu than tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh:

Rõ ràng là khi hoạt động xuất khẩu than được đẩy mạnh, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Đến lượt mình, việc đổi mới này lại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại than, và than thương phẩm bán ra sẽ có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, nhu cầu về loại than chất lượng cao, ít gây ô nhiễm môi trường ngày một lớn. Do đó, hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu này của thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)