III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn công
2. Giải pháp cho ngành than trong tƣơng lai
2.2. Một số đề xuất cho ngành than trong tương lai
Từ bức tranh về thực trạng của ngành than từ năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược để hoạt động xuất khẩu có thể đạt được hiệu quả tối ưu, chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mới của Tập đoàn phù hợp với yêu cầu của điều kiện mới. Một số đề xuất dưới đây có thể được thực hiện:
Sớm biến nguồn tài nguyên than ở Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) thành nhiên liệu có thể xuất khẩu :
Tuy khu vực đồng bằng sông Hồng có cấu tạo địa chất không ổn định, lớp đất đá và vách trụ mềm gây khó khăn cho việc khai thác nhưng khi tìm ra được giải pháp khai thác than có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành than và các ngành công nghiệp khác do khu vực này có đến vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo lên tới khoảng 210 tỷ tấn và than ở Đồng bằng sông Hồng là loại than năng lượng, có nhiệt lượng cao (6.000 kcalo) và lưu huỳnh bình quân chỉ ở mức 0,5%, chất bốc trên 40% nên thích hợp cho việc phát
điện, sử dụng trong các ngành sản xuất hóa chất, xi măng. Hơn nữa, điều kiện khách quan để sớm phát triển bể than ĐBBB đã hình thành, đó là nguy cơ của một cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai gần ngày càng rõ rệt. Nếu khai thác mỏ đầu tiên ở Bình Minh, Khoái Châu, ta có thể xây dựng cảng ngay tại vị trí cách cửa Lò khoảng 1500 – 3000 m. Còn nếu để xuất khẩu, quãng đường để vận chuyển ra đến biển cũng không quá 100 km. Nếu dùng cho phát điện, kể cả trong nước và ở nước ngoài, có thể khẳng định khả năng cạnh tranh của than ĐBBB không thua kém dầu mỏ.
Chế biến than thành các chế phẩm có giá trị cao:
Bên cạnh đó, TKV nên định hướng chiến lược phát triển lâu dài là hình thành một ngành công nghiệp hóa than để tăng giá trị của than. Trong tương lai, than có thể và cần phải được sử dụng không phải dưới dạng nhiên liệu trực tiếp, mà dưới dạng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp hoá than, để chế biến ra các dạng nhiên liệu có hàm lượng khoa học và công nghệ rất cao. Nhờ các thành tựu khoa học gần đây, các chu trình chuyển hóa nhiệt của than tạo ra được chuỗi giá trị rất lớn, đáng để Việt Nam học hỏi. Công nghệ “than sạch” sẽ áp đảo trong tương lai cùng với việc phát triển các lĩnh vực hóa than theo hướng “khí hóa than”, “hóa lỏng than”, và “hydro hóa than”. Theo tính toán của các nhà đầu tư Mỹ, với 10 tỷ tấn than ban đầu có giá trị khoảng 300 tỷ USD nếu dùng để phát điện sẽ tạo ra được giá trị tương đương 720 tỷ USD (tăng 2,4 lần), nếu dùng số than này để khí hóa, sẽ thu được giá trị 2000 tỷ USD (tăng 6,6 lần), còn nếu điều chế thành dầu diesel ta sẽ thu được gần 4000 tỷ USD (tăng hơn 13 lần). Trên thực tế, chiến lược năng lượng của Mỹ năm 2005 đã xác định sẽ đầu tư 9 tỷ USD cho các công nghệ chuyển hóa than sạch này. Ở Alabama, Mỹ, có cơ sở chuyên nghiên cứu về khí hóa than. Về hóa lỏng than, một nhà máy có tên gọi “than biến thành dầu” đã được dự kiến xây dựng ở Erdos Trung Quốc. Theo dự án này, khi giá khí cao, giá than hóa lỏng sẽ là 35 – 40 USD/thùng. Một dự án khác có tên gọi “Phát thải bằng 0”
đã được đề xuất và do liên doanh các Công ty năng lượng lớn của thế giới hợp tác triển khai với mục đích điều chế than thành Hydro để vận chuyển và phát điện có tổng vốn đầu tư 950 triệu USD. Xét một ví dụ khác, trong những năm 1920, nhờ phương pháp Hydro hóa than gọi là phương pháp “Fischer – Tropsch”, Đức đã có thể tạo ra nhiên liệu lỏng để chạy các loại động cơ mà không cần đến dầu. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, hiển nhiên là chúng ta có thể sẽ làm được nhiều hơn nữa, và với giá dầu thô hiện nay thì điều này còn rất có lợi về mặt kinh tế. Do vậy chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hi vọng rằng, trong tương lai gần ngành than Việt Nam sẽ phát triển được công nghệ than sạch, khí hóa lỏng than từ đó nâng cao giá trị cho mỗi tấn than tiêu thụ. Từ đó, có thể xuất khẩu những chế phẩm này để thu lại nguồn ngoại tệ nhiều hơn và nếu có phải nhập khẩu than thì cũng không phải là việc đáng lo khi xét đến yếu tố giá thành vì nhập thô với giá thấp và chế biến tạo thành sản phẩm có giá trị cao.
Cần phân tích, nghiên cứu kỹ trước khi nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài:
TKV cần tiến hành nghiên cứu điều tra tổng thể ngành than thế giới, làm rõ tất cả những nước có tiềm năng trữ lượng than lớn, tìm hiểu về chính sách, chiến lược phát triển của họ, tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành than và khả năng xuất khẩu than của những nước này. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá khả năng của ta về nhập khẩu than, đề xuất những nước khả thi nhất đối với ta trong việc nhập khẩu cũng như đầu tư khai thác than trong thời gian trước mắt và lâu dài. Sau đó triển khai chiến lược nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở những nước đã được đề xuất nêu trên gắn liền với xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở sử dụng than nhập khẩu một cách hợp lý. Đề xuất các chính sách cần thiết và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời chiến lược nhập khẩu than và chiến lược đầu tư ra nước ngoài khai thác than. Việc nhập khẩu than cho sản xuất điện phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả
kinh tế – xã hội của nền kinh tế. Ví dụ như cần phải nhập khẩu than tốt để tiết kiệm chi phí vận tải trên một đơn vị nhiệt năng và giảm ô nhiễm môi trường hoặc trong trong trường hợp nước ta còn xuất khẩu than thì chỉ xuất khẩu có giá trị FOB cao hơn đáng kể giá trị CFR than nhập khẩu cho điện, nếu bằng hoặc dưới giá đó thì để lại cho sản xuất điện với giá cao nhất bằng giá CFR đã nêu, đồng thời phải bố trí các nhà máy nhiệt điện dùng than trong nước càng gần vùng mỏ càng tốt. Khi đó vừa được dùng than tốt mà giá so sánh lại rẻ hơn và ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn.
Phát triển mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ than đá để xuất khẩu:
Bên cạnh đó, kết hợp xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ bằng than đá cũng là một hướng đi có tính khả thi. Chất liệu than đá là một loại chất liệu độc đáo, có độ sáng bóng cao, có thể tạo hình được thành các kiểu dáng phong phú đa dạng như những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá quen thuộc cho đến những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao. Các tác phẩm nghệ thuật từ than đá không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn có giá trị cao về mặt kinh tế. Sản phẩm mỹ nghệ bằng than được đông đảo khách du lịch nước ngoài ưa thích nhờ vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ của nó. Tuy nhiên, hiện nay ở Quảng Ninh, số hộ sản xuất và kinh doanh mặt hàng này vẫn còn khá khiêm tốn. TKV nên quan tâm tạo điều kiện đề nghề thủ công mỹ nghệ than đã có cơ hội phát triển hơn nữa từ đó góp phần vào việc bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của vùng công nghiệp mỏ đồng thời quan trọng hơn cả là tạo được một loại mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, thu lại nhiều ngoại tệ.
Phát triển mô hình du lịch mỏ than:
Đây sẽ là loại hình du lịch mới lạ, độc đáo và hứa hẹn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia nếu Tập đoàn có sự đầu tư đúng hướng. Quảng Ninh vốn sẵn có lợi thế là địa điểm du lịch nổi tiếng của cả
nước và thế giới, hàng năm có tới hàng triệu lượt khách du lịch, vì vậy việc mở rộng loại hình du lịch mỏ than là một ý tưởng hay và có tính khả thi. Hiện nay, đã có công ty Than Hà Tu trực thuộc Tập đoàn đã bắt đầu khai thác mô hình kinh doanh mới này và thu được khá nhiều phản ứng tích cực của khách tham quan. Hành trình của chuyến thăm quan bắt đầu từ nhà truyền thống của mỏ. Tại đây du khách được xem phim về quá trình hình thành ngành than, quy trình khai thác than, tìm hiểu công tác an toàn trên mỏ… Sau đó họ được hòa mình vào không khí vui tươi trong bữa cơm trưa cùng thợ mỏ. Tiếp tục, du khách sẽ được đặt chân lên đài quan sát tại độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, ngắm toàn cảnh khai trường, xem các nghệ nhân chế tác sản phẩm từ than và mua hàng lưu niệm. Du khách tiếp tục hành trình trên những chiếc xe đặc chủng, mặc trang phục công nhân mỏ, trực tiếp thăm các vỉa than đang khai thác tại khai trường. Kết thúc hành trình, du khách được thăm các công trình văn hóa thể thao của thợ mỏ, sau đó nghỉ ngơi xem các tiết mục văn nghệ do những người thợ mỏ biểu diễn tại trung tâm văn hóa thể thao của công ty. Với những tour du lịch như thế này sẽ cung cấp cho du khách nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích và đáng nhớ, qua đó cảm nhận đời sống thực tế của người thợ mỏ, thấy được những nhọc nhằn vất vả và cả những niềm hạnh phúc tự hào của họ. Đây là tour du lịch hoàn toàn trong sạch và không hề bụi bặm, ồn ào như người ta vẫn nghĩ về các mỏ than. Loại hình du lịch này chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài. Vì vậy, nếu đầu tư mở rộng hơn nữa, TKV sẽ thu lại được rất nhiều lợi nhuận.
Bảo vệ môi trường:
Để phát triển bền vững, ngành than Việt Nam cũng như TKV cần phải quan tâm hơn nữa tới vấn đề bảo vệ môi trường vùng mỏ từ đó góp phần vào bảo vệ môi trường quốc gia. Giải pháp không chỉ đơn thuần là tìm mọi cách giảm và trung hòa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà về lâu dài, phải biến than thành một nguồn năng lượng sạch. Thực tế cho thấy, hiện nay phần
lớn các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đều thải vào bầu khí quyển rất nhiều khí CO2. Đó là do chúng ta chỉ áp dụng cơ chế vận hành duy nhất vốn có từ trước đến nay là than đá được nghiền nhỏ rồi đốt cháy bằng oxi trong một lò lớn để cung cấp nhiệt cho nồi hơi. Hơi bốc lên tạo áp suất sẽ làm quay turbin tạo ra điện. Khí CO2 sinh ra trong quá trình đốt than sẽ thoát ra ngoài theo đường khí thải. Hiện nay, các nghiên cứu khoa học của thế giới cũng như của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tìm ra công nghệ sản xuất than sạch như phân tích ở trên. Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành đồng bộ thì mới có hiệu quả. Vì vậy, các cơ quan thuộc Tập đoàn cần tổ chức nhiều hơn nữa các phong trào ra quân trồng cây xanh, cùng địa phương làm đường dân dụng, xây dựng các tuyến đường chuyên dụng vận chuyển than, nạo vét sông suối, cải tạo bãi thải mỏ, xử lý nước thải, bảo vệ cảnh quan môi trường, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hưởng ứng ngày môi trường thế giới… Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cần được tổ chức bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt hàng tháng qua hệ thống loa truyền thanh mỏ, tập huấn về môi trường từ đó nâng cao nhận thức nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên ngành than về công tác bảo vệ môi trường. Các kết quả tính toán cho thấy đến năm 2010 để giảm được tải lượng ô nhiễm xuống còn 50% so với mức hiện nay thì ngành than hàng năm phải chi 1,7% doanh thu cho các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy chi phí bảo vệ môi trường của Nhà nước và doanh nghiệp giao động từ mức 0,8 đến 1,7% GDP, riêng ở Thái Lan chi phí bảo vệ môi trường trong công nghiệp khai khoáng chiếm 2% giá thành.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tổng quát về thực trạng ngành than Việt Nam và trên thế giới ở chương I và nghiên cứu cụ thể tình hình xuất khẩu than của TKV ở chương II, chương III đi sâu vào tìm kiếm một số giải pháp
hợp lý để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sao cho vừa đảm bảo mục tiêu của Tập đoàn, vừa phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước đề ra cho ngành than nói chung và TKV nói riêng.
KẾT LUẬN
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Tổng công ty than Việt Nam đã không ngừng tự làm mới mình trong lĩnh vực hoạt động và không ngừng phát triển. Những thành tựu đạt được của Tổng công ty trong vòng 10 năm (1995 – 2005) là cơ sở để Chính phủ quyết định thành lập Tập đoàn Than Việt Nam (tháng 12/2005). Với mô hình tổ chức mới, xuất khẩu vẫn tiếp tục được coi là hoạt động mũi nhọn mang tính chất sống còn để Tập đoàn phát triển bền vững. Trong tương lai, ngành than vẫn tiếp tục giữ vị trí hết sức quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế thế giới với tư cách là là một loại nhiên liệu hữu dụng, có thể thay thế cả dầu mỏ. Nhận thức được điều đó, TKV đã đưa ra được những chiến lược xuất khẩu khá hiệu quả. Cho đến nay, xuất khẩu vẫn đang chiếm một tỷ lệ đáng kể và có vai trò quan trọng trong tổng sản lượng khai thác được của Tập đoàn.
Nhìn lại toàn cảnh Việt Nam trong 72 năm qua (1936 – 2008), đây là một chặng đường dài đầy gian nan thử thách. Tuy nhiên, trong khó khăn, bản lĩnh người thợ mỏ càng được thể hiện và khẳng định, họ luôn hăng hái đi đầu và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta phải thừa nhận rằng những gì mà cán bộ công nhân viên ngành than đã đạt được là thực sự to lớn và đáng tự hào. Giờ đây, khi nước ta bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng Việt Nam căn bản trở thành một nước Công nghiệp định hướng Xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế năng động, đủ sức
cạnh tranh và sánh vai với các nước khu vực Đông Nam Á, bắt kịp trình độ các nước tiên tiến trong một số ngành và lĩnh vực, hội nhập được với nền văn minh thế giới… thì quả thật có nhiều điều đáng nói về ngành than, về vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Trong thời gian vừa qua, em đã rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu đề tài với mục đích đưa ra được cái nhìn toàn diện hơn và xác thực hơn về ngành than thông qua hoạt động khai thác và xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Qua đó, em cũng hi vọng những đề xuất dựa trên nền tảng nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của TKV sẽ có tính khả thi và sẽ phần nào đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – ThS. Phạm Thị Hồng Yến, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện