Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn công

2.1.Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015

2. Giải pháp cho ngành than trong tƣơng lai

2.1.Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 thì nhu cầu than tiêu thụ trong nước và khả năng đáp ứng của ngành than như sau:

Bảng 11Dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước và khả năng đáp ứng của ngành than:

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm 2010 2015 2020 2025

Nhu cầu tiêu

thụ than 29,4 – 31,8 47,2 – 50,7 71,5 – 75,4 112,3 – 118,1 Sản lượng than

nguyên khai 49,3 54,8 62,9 65,7 Sản lượng than

sạch 44,2 49,8 57,3 60,3

( Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam của Tập đoàn) Như vậy sau năm 2015, nền kinh tế sẽ thiếu than, Việt Nam sẽ phải đối mặt với khủng hoảng về năng lượng lớn hơn bao giờ hết. Trong tương lai, các hộ sử dụng than chủ yếu vẫn là điện, xi măng, vật liệu xây dựng, thép, chất đốt sinh hoạt, trong đó riêng hai ngành điện và xi măng nhu cầu tăng rất nhanh và sẽ chiếm trên 60% nhu cầu than trong nội địa. Bên cạnh đó, để phát triển các nguồn điện năng trong thời gian tới, Việt Nam đã và sẽ tiến hành đầu tư phát triển thêm nhiều các nhà máy nhiệt điện nên sẽ cần khối lượng than rất lớn làm nguyên liệu đầu vào. Do vậy, Chính phủ coi cung cấp than cho nhu cầu nội địa là ưu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn năng lượng và thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế. Cũng theo Quy hoạch, cần tiến hành xuất khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, đến năm 2015 còn 5 triệu tấn, sau năm 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam có thể được coi là nước xuất khẩu về năng lượng. Nhưng chỉ sau năm 2015 – 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu về năng lượng do tổng sản lượng than khai thác được trong tương lai chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho

phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, năm 2015 sẽ phải nhập khẩu khoảng 3,4 triệu tấn than, năm 2020 là 19,7 triệu tấn và năm 2025 nhập khẩu 57,4 triệu tấn. Triển vọng hợp tác về năng lượng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực được đi theo hướng trước hết sẽ nhập khẩu than chủ yếu từ Indonesia và Úc (đây là hai nước sản xuất và xuất khẩu than đứng đầu thế giới với khoảng 350 triệu tấn mỗi năm). Đồng thời Việt Nam đang hợp tác giúp nước bạn Lào nghiên cứu, khai thác các mỏ than và xây dựng nhà máy điện đốt than tại nước bạn. Đổi lại Lào sẽ xuất khẩu điện cho Việt Nam.

Một vấn đề bức xúc khác là vấn đề ô nhiễm môi trường. Lượng khí cacbonic do than đá thải ra nhiều hơn 35% so với dầu mỏ và 72% so với khí thiên nhiên. Từ đó có thể thấy, sử dụng than đá sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm khí hậu. Than là một trong những tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, trừ khi chúng ta tìm ra giải pháp hạn chế tới mức tối đa thải khí CO2 ra môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh khoáng sản việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)