I. Triển vọng thị trƣờng Than thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam
1. Triển vọng thị trƣờng than thế giới
Đã có những thời điểm người ta nghĩ rằng than đá đã trở thành quá khứ, dù đã có một thời gian dài nguồn tài nguyên này là nguồn năng lượng chính của cả nhân loại. Sau khi bị lãng quên ở nửa cuối thế kỷ XX, do tác động của dầu lửa, sự trở lại ngoạn mục của than đá đang từng bước được ghi nhận. Nhìn lại bước phát triển mới của ngành than, người ta mới thấy rõ vai trò của của than ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng mạnh, tình hình an ninh chính trị tại các khu vực có trữ lượng dầu khí lớn thường xuyên bất ổn. Tình hình đó đã và đang tác động vào các xu hướng hoạch định chính sách cho ngành năng lượng của nhiều nước trên thế giới. Từ thực tế đó, trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia đã tập trung vào nghiên cứu các giá trị của than. Đến nay, nhiều người lạc quan rằng thị trường than đá có nhiều cơ may phát triển và mở rộng trong tương lai gần.
1.1. Dự báo về sản lượng
Than được dự báo sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong vòng 20 năm nữa. Theo Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), nếu không có đột biến, theo đà này, nhu cầu dùng than sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Mức dự trữ của than hiện nay trên thế giới cũng rất lớn, vào khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho 155 năm sản xuất trong khi với
tốc độ hiện nay dầu chỉ còn đủ cho 45 năm và gas chỉ còn đủ cho 60 năm (đánh giá của BP, một trong những Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới).
Dưới đây là dự báo về tình hình khai thác và tiêu thụ than ở một số nước xuất khẩu than lớn trên thế giới:
Dự đoán năm 2008, sản lượng than của Trung Quốc giảm bởi nhiều yếu tố như nhiều mỏ bị đóng cửa do không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường. Một số mỏ cũng phải đóng cửa trong thời gian diễn ra Olympic tại Bắc Kinh trong tháng 8/2008. Trong năm 2007 và những năm tiếp theo nữa, Trung Quốc sẽ cho đóng cửa khoảng 25 mỏ than với số lượng trung bình 250 triệu tấn than. Nước khai thác than đá lớn nhất thế giới này sử dụng than nhiều hơn sản xuất trong năm 2007 và sẽ bị thiếu hụt cho tới ít nhất cho đến năm 2010. Nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng cao đã kiến Trung Quốc từ quốc gia xuất khẩu ròng trở thành quốc gia nhập khẩu than đá ròng. Tổng khối lượng than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2005 chỉ đạt 38 – 40 triệu tấn than các loại trong đó than Antraxit chỉ chiếm 2,5 – 3,5 triệu tấn. Dự đoán tỷ lệ tăng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2008 sẽ tăng và đạt mức 51 triệu tấn. Trong khi đó xuất khẩu than của Trung Quốc sẽ giảm xuống chỉ còn 35 triệu tấn.Đây là cơ hội rất tốt cho than Antraxit Việt Nam phát triển.
Hiện nay, Mỹ đang tăng cường mạnh hoạt động xuất khẩu than và có tốc độ tăng xuất khẩu than mạnh nhất trên thế giới. Tính riêng quý I/2008, xuất khẩu than của Mỹ tăng 81% so với cùng kỳ năm trước đó. Dự kiến, xuất khẩu than của Mỹ đạt khoảng 80 triệu tấn trong năm 2008, tăng mạnh so với con số chưa đầy 50 triệu tấn năm 2006 và 59 triệu tấn năm 2007.
Australia và Indonesia, hai quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục tăng cường xuất khẩu than. Trong đó, Australia dự kiến xuất khẩu 119 triệu tấn trong năm 2008 và dự kiến đạt 199,3 triệu tấn trong năm 2009. Nguồn cung than của Indonesia cũng dự kiến đạt 201 triệu tấn trong năm 2008. Tuy nhiên, nguồn cung từ những nước này vẫn không thể đủ để đáp
ứng nhu cầu về than của toàn cầu. Theo thống kê của Văn phòng nông nghiệp và thương mại Australia (ABARE), nhu cầu tiêu thụ than đá nhập khẩu tính riêng tại châu Á năm 2008 cũng đạt mức gần 400 triệu tấn và còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Đây cũng là xu hướng chung của thị trường than thế giới. Nguồn cung không thể đáp ứng đủ cầu về than ngày càng tăng cao.
1.2. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ than
Tạp chí triển vọng Năng lượng thế giới 2006 (WEO – World Energy Outlook) đã đưa ra những dự báo về nhu cầu năng lượng thế giới trong giai đoạn 2004 – 2030. Theo đó, trong giai đoạn này nhu cầu về năng lượng thế giới sẽ tăng thêm 50% so với hiện nay, với tốc độ hàng năm là 1,6% đạt 17,1 tỷ tấn dầu quy đổi (toe). Nhu cầu về năng lượng tại các nước đang phát triển đặc biệt tăng cao, chiếm trên 70% tổng lượng gia tăng nói trên, trong đó Trung Quốc chiếm tới 30%. Việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch tiếp tục gia tăng và vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 83% trong tổng nhu cầu năng lượng năm 2030. Trong đó than là nguồn năng lượng hóa thạch nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu lửa. Nhu cầu về than trong thời gian tới được dự đoán là sẽ tăng cao nhất, đạt 32% vào năm 2015 và 59% vào năm 2030, chủ yếu là tại nước đang phát triển. Buôn bán than trên toàn cầu cũng tăng cao, từ 619 triệu tấn năm 2004 lên 975 triệu tấn năm 2030.
Biểu đồ dưới đây thể hiện nhu cầu về năng lượng giai đoạn 1980 – 2004 và dự báo nhu cầu năng lượng trong giai đoạn 2004 – 2030 do EIA đưa ra.
Hình 3 – Biểu đồ về tiêu thụ các nguồn năng lượng của thế giới (1980-2030)
(Nguồn: Energy Information Administration (EIA), International Energy Annual 2004 (tháng 5-6/2006))
Diễn biến trên thị trường than khu vực và thế giới thời điểm hiện nay cho thấy, thị trường than trên thế giới những năm tới vẫn tiếp tục trong tình trạng “cầu lớn hơn cung”. Năm 2007, châu Á tiếp tục là châu lục tiêu thụ than lớn nhất trên thế giới, chiếm 33,75% tổng nhu cầu tiêu thụ than thế giới. Châu Á cũng là khu vực có tốc độ tiêu thụ tăng cao nhất. Trong khi đó những khách hàng truyền thống và lớn nhất của Việt Nam đều nằm trong khu vực châu Á. Dự báo những thị trường có mức tiêu thụ mạnh nhất trong thời gian tới sẽ là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc ... trước yêu cầu phát triển kinh tế quốc gia. Hiện nay, theo nhiều nhà phân tích, than được coi là nhiên liệu tối ưu cho các nhà máy nhiệt điện. Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia ... mới đây quyết định xây thêm một số nhà máy nhiệt điện lớn chạy bằng than. Giá than đá châu Á dự kiến có thể vượt mức kỷ lục 55,5 USD/tấn năm 2007 lên tới 58 USD/tấn vào năm 2008 và 59,5 USD/tấn năm 2009 và sẽ còn tiếp tục tăng. Nhà kinh tế Mark Mibius của Công ty quản lý Tài sản Templeton - Singapore dự báo giá than châu Á có thể tăng 42% trong vòng 5 năm tới. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Với sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng khu vực thì Nhật Bản sẽ tiếp tục là nhà nhập khẩu than Antraxit lớn nhất thế giới. Tiếp theo đó là Pháp với tỷ trọng khoảng từ 16 – 20% khối lượng than Antraxit nhập khẩu trong vài năm tới. Một số nước khác như Philipin, Hàn Quốc, Bungary ... vẫn nhập khẩu than Antraxit với khối lượng tương tự các năm trước. Nhìn chung thị trường xuất khẩu than Antraxit thời gian tới là tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên, đây có thể coi là cơ hội tốt cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của mình.