I. Triển vọng thị trƣờng Than thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam
2. Một số mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành than trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, hài hòa với sự phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu than của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Về khai thác và kinh doanh than:
Than là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, nếu tiêu dùng và xuất khẩu quá nhiều sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên do cân đối tài chính và để có nguồn tái đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nên trong những năm tới than Việt Nam vẫn phải hướng ngoại (xuất khẩu) để bù đắp chi phí sản xuất, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong kế hoạch 5 năm 2005 – 2010, Nhà nước ta đã có kế hoạch xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là Na Dương, Cao Ngạn, Cẩm Phả với công suất là 500MW.
Lãnh đạo và công nhân viên chức của TKV luôn nhận thức được rằng chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là để phát triển nhanh và bền vững công nghiệp than, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy, Hội đồng quản trị đã quyết định xây dựng chiến lược phát triển ngành than theo định hướng:
Lấy ngành than làm nền tảng kinh doanh của Tập đoàn từ nay đến năm 2010. TKV sẽ tranh thủ thời cơ thị trường đang lên đẩy mạnh đầu tư sản xuất, thỏa mãn nhu cầu than trong nước và dành một phần hợp lý để xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng vốn đầu tư phát triển. Tập đoàn cũng nhằm thẳng mục tiêu nhu cầu than trong nước năm 2050 mà Bộ công nghiệp đã xác định là 210 – 270 triệu tấn để tìm các giải pháp đầu tư hợp lý ngay từ kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Từ năm 2010, Tập đoàn sẽ tăng cường triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò, nghiên cứu công nghệ và chuẩn bị đầu tư khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng, phấn đấu sau năm 2015 đưa một số mỏ than vùng này vào hoạt động. Cụ thể là Tập đoàn sẽ sử dụng các nguồn lực tạo ra từ than, khoáng sản, điện, chế tạo máy, xi măng, vật liệu xây dựng, vật liệu nổ công nghiệp và các hoạt động khác để tập trung đầu tư phát triển vùng than Đồng bằng Bắc Bộ.
Phát huy kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than và phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa bàn vùng than. Sử dụng các nguồn lực đã có và sẽ có của ngành than để vừa đầu tư phát triển ngành than vừa đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp khoáng sản, trước hết là Alumin ở Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó là đầu tư sản xuất xi măng, vật liệu nổ công nghiệp và vật liệu xây dựng nhằm tạo ra các nguồn lực mới trong 5 năm 2006 – 2010 và trong 5 năm tiếp theo.
Tích cực chuẩn bị và triển khai đầu tư ra nước ngoài khai thác than, trước mắt là các nước trong khu vực và nhập khẩu than sau năm 2015.
Trong tất cả các hoạt động trên, cần phải chủ động bảo vệ môi trường, đưa ra các dự án môi trường vào kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bảng 9 - Mục tiêu sản lượng than thương phẩm toàn ngành đến 2025:
(Đơn vị: triệu tấn)
2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025
37 – 40 40 - 42 42 - 44 44 - 47 55 - 60 65 - 70 75 – 80 (Nguồn: Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam số 6/2007 trang 9)
Về đầu tư xây dựng cơ bản:
Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân và hoạt động xuất khẩu.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở quản trị chặt chẽ chi phí, sử dụng tiết kiệm vật tư, năng lượng và nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật. Giảm đáng kể chi tiêu tổn thất than trong khai thác so với mức hiện nay.
Để thực hiện tốt các mục tiêu và định hướng phát triển ngành than nêu trên, dự tính nhu cầu vốn đầu tư như sau:
Bảng 10 – Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 :
(Đơn vị : triệu USD)
TT Nhu cầu vốn đầu tƣ 2006-2010 2011-2015 2016-2025
Tổng số 1.817,5 1.319,2 2.824,0
Bình quân năm 363,5 263,8 282,4
1 Đầu tư mới và cải tạo mở rộng 1.721,4 1012,4 1.438,1
Bình quân năm 344,3 202,5 148,8
2 Đầu tư duy trì công suất 96,1 306,8 1.385,9
Bình quân năm 19,2 61,4 138,6
(Nguồn: Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam số 6/2007 trang 13)
Về phát triển hài hòa với cộng đồng:
Thứ nhất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, bình
đẳng giới, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên các địa bàn vùng than.
Thứ hai, phát triển hài hòa với các bạn hàng nhằm mục tiêu “cùng
Thứ ba, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của cán
bộ công nhân trong ngành. Phấn đấu mức tăng bình quân thu nhập hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường mở rộng dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp,
thông qua đó phát huy tối đa trí tuệ và sự sáng tạo của cá nhân, tập thể người lao động nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa ngành than nói chung và các doanh nghiệp sản xuất than nói riêng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.