6. Giả thiết khoa học
3.5.2 Kỹ thuật quan sát, phân tích bài học
Trong mỗi chu trình NCBH, ở bƣớc 2- dự giờ (quan sát-suy ngẫm) BHNC và bƣớc 3 - phân tích bài học (suy ngẫm-chia sẻ) là bƣớc có tính kỹ thuật cao. Vì vậy, GV cần có năng lực sử dụng các “chìa khóa” để NCBH đảm bảo hiệu quả.
a) Các “chìa khoá” và căn cứ để quan sát, suy ngẫm về BHNC
(1) Khi nào, HS nào học? Khi nào, HS nào ngừng học? Căn cứ: Ngôn ngữ cơ thể/hành vi/hành động học tập của HS (đối chiếu ý nghĩa của nội dung học tập của HS)
(2) Đọc suy nghĩ, cảm nhận bên trong; thái độ và sự tham gia của HS vào bài học (hứng thú, quan tâm, tích cực, chủ động,…). Căn cứ: Ngôn ngữ cơ thể/ hành vi/hành động học tập của HS/lời nói của HS.
(3) Nhận thức của HS. Căn cứ: Ngôn ngữ cơ thể/ lời nói/ sản phẩm học/ bài làm của HS (đối chiếu mức độ nhận thức, những yêu cầu về KT-KN; mục tiêu môn học, bài học).
(4) Các mối quan hệ và sự thay đổi. Căn cứ: Tƣơng tác, hành động/lời nói giữa HS-GV; giữa HS-HS, giữa HS với đồ dùng, tài liệu học tập, SGK… Ngôn ngữ cơ thể/ lời nói của HS.
(5) Cấu trúc (kết cấu) của bài học. Căn cứ: Các phần, hoạt động học tập (và nội dung bài học tƣơng ứng)/lôgic các hoạt động học tập/phân bổ thời gian giữa các phần/tốc độ diễn biến bài học/…
(6) Chất lƣợng của việc học. Căn cứ: Ngôn ngữ cơ thể/ lời nói/ sản phẩm học/ bài làm/ ý nghĩa việc học (đối chiếu với mục tiêu, điểm trọng tâm của nội dung bài học)
(7) Ý định, mong muốn, kỹ năng của GV. Căn cứ: Mục tiêu bài học/câu hỏi/nhiệm vụ học tập/vị trí, cách di chuyển của GV trong lớp/cách GV tƣơng tác với HS/lắng nghe và phản hồi/ hành vi GV ứng đáp việc học của HS.
Đặc biệt, việc quan sát, suy ngẫm, phân tích về nhận thức-mối quan hệ- chất lượng và hiệu quả học tập thì chủ yếu dựa vào sản phẩm học tập và ngôn ngữ cơ thể của HS.
Về sản phẩm học tập của HS, cần chú ý nhiều hơn đến các điểm sau: + Lời nói của HS
+ Sự giống hoặc khác nhau nhau giữa các sản phẩm, bài làm của HS + Những lỗi mắc phải/những vấn đề HS khó khăn, lúng túng
+ Mối quan hệ (giữa HS-HS trong 1 nhóm, HS ngồi gần nhau, giữa các đối tƣợng HS có mức độ nhận thức khác nhau)
Căn cứ để quan sát-suy ngẫm-phân tích chủ yếu dựa vào: + Bài làm của HS trong vở ghi/giấy nháp/bảng con
+ Bài làm riêng cá nhân của HS trên bảng to/bảng phụ + Bài làm chung theo nhóm HS trên bảng to/bảng phụ + Bài làm của GV hoặc bài làm trong SGV (KT-KN chuẩn)
b) Các “chìa khoá” để phân tích, mô tả thực tế, lý giải nguyên nhân
- Sau khi quan sát, GV phân tích việc học của HS và các nguyên nhân liên quan trong BHNC. Trong quá trình này, GV mô tả thực tế HS và đƣa ra những cảm nhận từ những gì đã diễn ra trong từng thời điểm của BHNC, lý giải và làm sáng tỏ các nguyên nhân. Đây là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của một chu trình NCBH.
Việc phân tích bài học không giới hạn ý kiến của mỗi GV vì đó là quá trình suy ngẫm và chia sẻ. Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến (sau khi dự giờ) khác với đánh giá là suy ngẫm-chia sẻ không có tiêu chí cụ thể và chúng luôn đa chiều, đa tầng. Các “chìa khóa” cơ bản để phân tích bài học nêu trên chỉ có tính chất định hƣớng tham khảo. Tuy nhiên, mỗi “chìa khóa” đƣợc sử dụng để phân tích đều phải kèm theo các chứng cứ cụ thể bằng hình ảnh. Đồng thời, 2 lô- gic cơ bản của quá trình GV sử dụng “chìa khóa” để phân tích bài học, việc học.
Cụ thể:
Lô-gic 1: (1) Thấy gì? Em nào? Khi nào? Điều gì đã xảy ra? (chỉ ra trên chứng cứ về hình ảnh, âm thanh ghi lại); (2) Điều đó thể hiện nhƣ thế nào? (chỉ ra trên chứng cứ về hình ảnh, âm thanh ghi lại); Điều đó chứng tỏ gì? Đối chiếu với vấn đề/mục tiêu đề ra (ở bƣớc 1 của chu trình NCBH); (3) Vì sao điều đó xảy ra? (suy đoán các nguyên nhân liên quan từ GV, đồ dùng và tài liệu học tập, …); (4) Đã học đƣợc điều gì từ thực tế việc học của HS? (5) Làm thế nào để điều chỉnh, thay đổi? Cần phải làm gì ?
Lô-gic 2: Đã nhìn hoặc nghe thấy gì? Điều đó chứng tỏ những gì? Đã học đƣợc điều gì, trong việc gì? Điều đó có ý nghĩa gì? Vì sao? Cần phải làm gì ?
- Khi phân tích, lý giải các nguyên nhân, tập trung vào các điểm quan trọng sau: (1) Từ giáo viên dạy BNHC: kỳ vọng, ý định, kỹ năng, thái độ của họ; (2) Từ nội dung bài học: kết cấu BH, SGK, câu hỏi và nhiệm vụ học tập, đồ dùng dạy học; (3) Từ nhận thức, tâm lý HS: kinh nghiệm, thói quen, nhận thức bài cũ, đặc điểm tâm lý HS; (4) Từ mối quan hệ, văn hoá lớp học: HS-HS, HS- GV, HS-BH: lòng tin, sự thoải mái, tƣơng tác, phản hồi, lắng nghe, cộng tác,…
- Việc phán đoán, phân tích, lý giải các nguyên nhân chính là sự kết nối giữa các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thực tế việc học của HS. Qua phân tích của nhiều ngƣời, các vấn đề và nguyên nhân của việc học sẽ dần trở nên sáng tỏ, khách quan, phong phú hơn.
- Qua quá trình cùng nhau mô tả và phân tích thực tế, phán đoán và lý giải nguyên nhân, GV tự đúc rút những điều học hỏi đƣợc cho bản thân. Cụ thể: (i) Học đƣợc từ những sai lầm, khó khăn, nỗ lực, sáng tạo của GV dạy BHNC; (ii) Học đƣợc từ 1 ý kiến phân tích khi thảo luận; (iii) Học đƣợc từ phát triển các ý kiến khi thảo luận; (iv) Học đƣợc từ liên kết các ý kiến khi thảo luận.
Từ những điều nhận ra, học hỏi thực tế và cụ thể, GV dần thay đổi bản thân (xem sơ đồ 3.4). Việc học của GV đƣợc kết nối: (i) Từ những quan điểm, cách thức và kỹ năng giảng dạy của ngƣời GV dạy BHNC liên hệ đến bản thân (với vị trí tƣơng đồng với mỗi ngƣời tham dự); (ii) Từ thực tế việc học của HS, kết nối các giá trị, quan điểm, phƣơng thức dạy học hiện tại với các định hƣớng giá trị, quan điểm, phƣơng thức dạy học mới; (iii) Từ nội dung bài học cụ thể và các chủ đề liên quan; mức độ nhiệm vụ học tập so với thực tế đối tƣợng HS, các công cụ hỗ trợ việc học phù hợp và hiệu quả; (iv) Từ đặc điểm nhận thức, tâm lý HS (kết nối lý luận về tâm lý-giáo dục học với thực tế, giữa các lứa tuổi và lớp học; giữa việc học ở các môn học,…); (v) Nền tảng quan hệ lớp học, văn hoá lớp học (những yếu tố tâm lý, vô hình, các quy tắc ngầm định, có ảnh hƣởng khác nhau đến sự tƣơng tác, thái độ, sự tham gia và nhận thức của HS,…).
Ngƣời GV
hiện tại Ngƣời GV mới
Thực tế việc học của HS
Các giá trị, quan điểm, phƣơng thức dạy học mới
Trải nghiệm- Suy ngẫm,
Sơ đồ 3.4: Mối quan hệ thực tế việc học-giá trị việc học và người GV
c) Căn cứ đưa ra các giải pháp khi phân tích bài học
Các bài học cùng môn học hay khác môn học đều không giống nhau vì
việc học của HS không cố định. Tuy nhiên, từ các nguyên nhân, GV có thể đúc rút những điều học đƣợc và đƣa ra các giải pháp vừa chung vừa riêng thông qua một số căn cứ: (1) Liên hệ với thực tế ý định của GV dạy BHNC; (2) Liên hệ với bối cảnh lớp học; (3) Liên hệ với thực tế HS ở lớp dạy minh hoạ; (4) Liên hệ với yêu cầu mới về mục tiêu, PPDH tích cực, định hƣớng bài học hay (hoặc các định hƣớng giá trị, quan điểm và phƣơng thức giáo dục mới); (5) Liên hệ với lý thuyết, cơ sở khoa học về tâm lý, giáo dục học Tiểu học.