Tiến hành thiết kế, dạy và phân tích BHNC

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 94)

6. Giả thiết khoa học

3.2.3Tiến hành thiết kế, dạy và phân tích BHNC

Nhóm nghiên cứu định hƣớng chung khi thiết kế-tiến hành BHNC hƣớng đến trọng tâm là hiệu quả việc học của HS (xem bảng 3.2)

Tiêu chí hiệu quả việc học Trọng tâm thiết kế, tiến hành BHNC (1) “HS học nhiều, GV dạy ít”. Mọi HS đều đƣợc

học, tối đa hóa thời gian học. (1) Tổ chức HS hoạt động tự học kết hợp học nhóm cộng tác

(2) Tổ chức HS học tập bằng quan sát-trải nghiệm- khám phá; dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã biết và hỗ trợ đồ dung học tập (3) GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn; điều chỉnh việc dạy theo sát việc học của HS

(2) HS học thực sự, học có ý nghĩa và hiểu sâu bài. (2) HS nào cũng đƣợc học theo khả năng tối đa của mình. Không có HS bị “bỏ rơi”.

(3) HS đạt đƣợc cả kiến thức, kỹ năng của bài học và kinh nghiệm, thói quen, thái độ ham thích muốn tiếp tục học tập.

(4) HS đƣợc học hỏi cả từ GV, bạn học, tài liệu và cả chính những sai lầm của bản thân.

(5) HS học đƣợc (tri thức, kỹ năng) chủ yếu bằng cách tự học kết hợp cộng tác với bạn học.

(6) HS đƣợc học trong sự hứng thú, nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái.

Nhóm nghiên cứu tiến hành quy trình gồm 6 bƣớc nhằm thiết kế cải tiến, nâng cao hiệu quả dạy và học các bài học (xem sơ đồ 3.1).

- Bước 1: Phân tích chủ đề bài học

GV tìm câu trả lời các câu hỏi: (i) Chủ đề bài học bao gồm những bài học, đƣợc tập hợp và cơ cấu lại theo nội dung học tập nhƣ thế nào? Chủ đề

bài học bao gồm bao nhiêu tiết học, bài học ? Sự phân chia nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu của chủ đề? HS nên học gì trong mỗi tiết học? (ii) Sơ đồ cấu trúc, mối liên quan của các bài đó ra sao? (iii) Mục tiêu chung của chủ đề bài học là gì? (iv) Chủ đề bài học bao gồm những nội dung gì? Yêu cầu đạt đƣợc về nhận thức, thái độ, đối với HS ở từng nội dung là gì? (v) Mỗi nội dung đƣợc thể hiện trong SGK nhƣ thế nào? Ý nghĩa cơ bản của các nội dung đó là gì? (vi) Cách thể hiện nội dung trong SGK liên quan đến PPDH nhƣ thế nào? (vii) Những công cụ nào hỗ trợ việc dạy học của GV, HS ? (viii) Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS thế nào?

Tiếp theo, GV phân tích từng bài học cụ thể bằng việc tìm câu trả lời các câu hỏi: (i) Bài học bao gồm những nội dung trọng tâm gì? Yêu cầu đạt đƣợc về nhận thức, thái độ từng nội dung là gì? (ii) Đâu là những điểm trọng tâm nhất (lối tƣ duy, kiến thức, thông tin trong SGK, tiến trình để đi đến những kết luận) (iii) Câu hỏi, nhiệm vụ học tập của HS trong bài học là gì? (iv) Mỗi nhiệm vụ thể hiện trong SGK nhƣ thế nào? Ý nghĩa cơ bản là gì? Cách thể hiện liên quan đến PPDH nhƣ thế nào? (v) Những công cụ nào hỗ trợ việc dạy học của GV, HS ở mỗi bài học, tiết học? (vi) Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS: đánh giá những gì? Bằng cách nào?

- Bước 2: Phân tích tình hình thực tế HS

GV xác định ý tƣởng thiết kế từ việc đặt ra tất cả các câu hỏi: (i) HS đã biết những gì về chủ đề này? (ii) HS có mối quan tâm gì hay có thái độ nhƣ thế nào đối với chủ đề này? (iii) HS đã có những hiểu biết và kỹ năng gì để khám phá ra các kiến thức mới? (iv) HS có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào? Các em có những kỹ năng trình bày nào?

- Bước 3: Thiết kế phương pháp tiếp cận dạy học

Một số định hƣớng yêu cầu cơ bản: HS hứng thú với việc học và đào sâu suy nghĩ về các vấn đề của bài học; HS tự học kết hợp học tập cộng tác sử

dụng các kiến thức đã biết và kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày để trải nghiệm và tìm ra cách giải quyết, hình thành đƣợc kiến thức có hệ thống.

GV trả lời các câu hỏi chính: (i) GV nên chuẩn bị vấn đề gì? (ii) GV nên tổ chức những hoạt động học tập nào? (iii) nên sử dụng đồ dùng dạy học gì? Tiến trình bài học nên nhƣ thế nào?

- Bước 4: Kiểm tra các KHBH trước khi tiến hành

Giải quyết các câu hỏi đặt ra: (i) GV có thể giải thích rõ ràng các mục tiêu của chủ đề bài học và bài học có liên quan với chủ đề đó nhƣ thế nào? (ii) Nội dung của bài học đã liên hệ chặt chẽ với kinh nghiệm và kiến thức đã biết của HS chƣa? (iii) bài học có làm cho HS hứng thú, quan tâm? (iv) HS có đủ thời gian để suy nghĩ cá nhân và/ hoặc trong nhóm chƣa? (v) HS có đƣợc hoạt động học tập qua quan sát hoặc trải nghiệm? (vi) GV đã chuẩn bị ý tƣởng để đáp lại những phản ứng và các câu hỏi của HS chƣa? (vii) Các ý kiến, câu hỏi, phát hiện và các lỗi HS mắc phải sẽ sử dụng trong tiến trình bài học là gì?

- Bước 5: Tiến hành bài học: Nguyên tắc cơ bản là nhìn từ quan điểm việc học của HS. GV dạy kết hợp quan sát thực tế HS để theo sát việc học. GV không bám sát các kế hoạch bài học một cách cứng nhắc, cần tiến hành bài học một cách linh hoạt dựa trên những tình huống đang diễn ra (theo “tính năng động của bài học”).

- Bước 6: Phân tích, suy ngẫm và chia sẻ về BHNC

Định hƣớng cơ bản: xem xét lại quan điểm của GV về HS và tình hình học tập của các em trong giờ học. GV suy ngẫm lại tình hình thực tế của lớp học, kết nối với các mục tiêu và yêu cầu đặt ra trƣớc khi nghiên cứu và rút ra những thông tin cần thiết cho việc tiến hành những bài học tiếp theo.

Các điểm trọng tâm khi phân tích, suy ngẫm: (i) Tập trung vào tình hình học tập của HS; (ii) Thảo luận dựa trên mục đích và ý định của GV dạy BHNC; (iii) Kết nối 3 yếu tố: mong muốn, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân HS

- mục đích, ý định của GV dạy BHNC - thực tế việc học của HS; (iv) Phân tích, thảo luận, tiếp thu giữa những GV cùng dự giờ (v) Thu thập những điều học hỏi đƣợc để chủ động, tự giác cải tiến bổ sung cho bài dạy sau.

Sơ đồ 3.1: Quy trình thiết kế-tiến hành-suy ngẫm về BHNC

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 94)