Quy trình NCBH chung

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 114)

6. Giả thiết khoa học

3.5.1 Quy trình NCBH chung

Qua quá trình nghiên cứu nêu trên, tác giả đề xuất quy trình kỹ thuật tiến hành NCBH chung, có thể áp dụng cho chủ đề bài học khác trong môn Toán cũng nhƣ các môn học khác. Quy trình bao gồm 5 bƣớc liên tục (xem sơ đồ 3.3).

B1: Xác định/phát hiện vấn đề nghiên cứu B2: Đặt ra mục tiêu cần đạt. Thiết kế BH nghiên cứu nghiên cứu BH hàng ngày

Sơ đồ 3.3: Chu trình NCBH tại trường Tiểu học

- Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết hoặc thay đổi về hiệu quả việc học của HS trong bài học, môn học cụ thể.

CBQL và GV cùng nhau xác định và thống nhất NCBH theo các định hƣớng, trọng tâm là vấn đề cần đƣa vào nghiên cứu là gì? Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể theo phạm vi từ rộng đến hẹp: (i) nghiên cứu theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục mới (VD: nghiên cứu thực nghiệm các mục tiêu, yêu cầu dạy học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học; dạy học theo Chƣơng trình- SGK mới; dạy học bằng PPDH tích cực: giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột, dạy học nhóm cộng tác,…); (ii) nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới nhà trƣờng (theo những mục tiêu, nhiệm vụ do nhà trƣờng xác định theo năm học, giai đoạn: dạy học theo mô hình Trƣờng học mới; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học theo năng lực của HS,…); (iii) nghiên cứu theo môn học (VD: môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học,…); (iv) nghiên cứu theo chủ đề bài học (mỗi môn học, chọn ra các chủ đề quan trọng, khó thực hiện theo cấu trúc môn học để nghiên cứu: môn Toán, dạy học các yếu tố hình học lớp 4, 5 theo định hƣớng HS trải nghiệm-khám phá; giúp HS tránh những sai lầm trong học tập số thập phân,…); (v) nghiên cứu theo từng bài học cụ thể (theo môn học, dạng bài học ở các khối lớp).

- Bước 2: Đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu cần thực hiện; chuẩn bị BHNC sáng tạo. Các định hƣớng đƣa ra dựa trên sự vận dụng các quan điểm dạy học, PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm. Cụ thể hóa PPDH mới trong thiết kế-tiến hành bài học với mục tiêu yêu cầu phù hợp và có ý nghĩa hơn với HS; có điều chỉnh nội dung bài dạy trong SGK cho phù hợp với HS, có ý định sáng tạo về tổ chức hoạt động học tập thực sự nhằm nâng cao chất lƣợng từng bài học .

- Bước 3: Tiến hành BHNC trên lớp và dự giờ (đƣa vào thực hành thử nghiệm và quan sát, theo dõi). Trọng tâm quan sát tập trung vào việc học của HS, chuẩn bị cho việc phân tích, thảo luận sau dự giờ.

- Bước 4: Suy ngẫm, thảo luận về BHNC (có ghi chép lƣu trữ lại quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và phục vụ các buổi nghiên cứu tiếp theo). Sau khi dự giờ, việc suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các GV về bài học đặc biệt quan trọng. Tiến trình, nội dung, hình thức nhƣ sau:

(1) GV dạy BHNC chia sẻ ý định tiến hành bài học và cảm nhận sau bài học của mình trước tập thể người dự. Gồm: (i) Các mục tiêu trong bài học là gì ? (ii) Các ý định của GV dạy BHNC nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đó (các ý định về nội dung hoặc các phƣơng pháp để tiến hành bài học) là gì? lý do tại sao tiến hành theo ý tƣởng đó? (iii) Về những điểm đã tiến hành đƣợc nhƣ ý định và mong đợi (iv) Về những điểm còn cảm thấy khó khăn, băn khoăn; cảm nghĩ về điểm nổi bật của bài học.

(2) Chia sẻ ý kiến giữa các GV dự giờ. Việc chia sẻ phải dựa trên trên ý định của GV dạy BHNC và thực tế những gì xảy ra trong giờ học. Trong bƣớc này, ngƣời dự cần suy ngẫm, chia sẻ dựa trên các cơ sở: (i) Nêu những điều học tập đƣợc qua việc suy ngẫm về bài học này; (ii) Nắm vững, mô tả những gì quan sát đƣợc từ thực tế việc học của HS; (iii) Tìm lý do tại sao thực tế đó lại xảy ra ? (iv) Tìm những biện pháp giải quyết (nếu thấy cần thiết).

- Bước 5: Mỗi GV tự đối chiếu với mục tiêu, vấn đề đặt ra ban đầu ở bƣớc 1 và thực tế công việc bản thân để chủ động áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày; GV cùng nhau đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu mới hoặc chỉnh sửa KHBH để thực hiện chu trình tiếp theo.

Ghi chú: Trong các bƣớc, GV luôn dựa vào thực tế bài học hàng ngày làm điểm tựa, trọng tâm nghiên cứu, liên hệ, vận dụng.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)