Thực trạng NCBH hiện nay ở nhà trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 54)

6. Giả thiết khoa học

2.1.2 Thực trạng NCBH hiện nay ở nhà trường Tiểu học

a) Thực trạng NCBH nói chung

Qua quan sát và trao đổi với các cán bộ quản lý Phòng, Sở GD&ĐT và trƣờng học ở một số tỉnh (Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên,…), hoạt động NCBH đang diễn ra có cách thức chung là dựa trên quan sát, phân tích bài học để GV nhận ra thực tế việc học của HS, tìm hiểu các nguyên nhân liên quan và đề xuất các giải pháp cụ thể.

Về thời lƣợng và tần suất, NCBH đƣợc tiến hành 2 buổi mỗi tháng, theo hình thức toàn trƣờng hoặc tổ chuyên môn. GV toàn trƣờng hoặc GV các tổ chuyên môn cùng tham gia NCBH trong 1 buổi (3-4 giờ). Về tiến trình, GV chuẩn bị BHNC- dạy minh họa, dự giờ- thảo luận sau dự giờ. BHNC đƣợc tiến hành chủ yếu ở các môn Toán và Tiếng Việt (các lớp), Khoa học, Địa lý, Lịch sử (lớp 4,5), Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3).

Tuy nhiên, theo trao đổi của một số chuyên gia nƣớc ngoài, cán bộ quản lý Sở, Phòng GD&ĐT và hiệu trƣởng, hoạt động NCBH mới được tiến hành với mục đích để GV học cách NCBH. Việc thực hiện NCBH ở các nhà trƣờng đang ở mức độ thấp, với một số đặc điểm:

(1) Đang trong giai đoạn chuyển đổi từ SHCM truyền thống, tập trung đánh giá việc dạy của GV sang cụ thể hóa các triết lý, nguyên tắc của NCBH; (2) Việc thực hiện quy trình kỹ thuật quan sát-phân tích bài học, việc học đang ở mức độ làm quen, tập thực hành từng phần nhỏ;

(3) Hoạt động NCBH chỉ đƣợc tiến hành theo lớp học, môn học, bài học một cách rời rạc và theo cách chung nhất; chưa đi sâu vào nghiên cứu gắn với các nội dung dạy học cụ thể để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong dạy và học của GV và HS;

(4) Hoạt động này chưa trực tiếp thúc đẩy sự thay đổi thái độ và năng lực của GV trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cụ thể.

Thực trạng trên có một số nguyên nhân cơ bản:

- Do mới triển khai vận dụng trong thời gian ngắn, trong khi thiếu chính sách quản lý, đầu tƣ nhân lực để thúc đẩy thực hiện. Hoạt động này chƣa trở thành chính sách trong đổi mới PPDH, đổi mới nhà trƣờng.

- Do quá trình SHCM truyền thống đã nhiều năm mang nặng tính đánh giá, xếp loại dẫn đến những thói quen, cách thức đó đã ăn sâu trong mỗi GV. Đặc biệt, văn hóa đánh giá, chỉ trích việc dạy của GV khá nặng nề; văn hóa học hỏi, lắng nghe, cộng tác giữa các GV rất hạn chế.

- Quá trình chuyển từ SHCM truyền thống sang NCBH có tính chất vừa làm vừa thử nghiệm, chƣa có nhiều mô hình thực sự rõ nét để đúc rút kinh nghiệm, vận dụng trong đại trà.

- Do phƣơng thức thực hiện một số đơn vị chƣa thực sự phù hợp, chƣa kết nối NCBH với việc giải quyết các vấn đề cụ thể, hàng ngày (liên quan nội dung và PPDH) để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học môn học, bài học cụ thể.

b) Thực trạng NCBH về phần phân số lớp 4

Theo trao đổi của các GV dạy lớp 4-5, trong dạy học phần phân số lớp 4, hiện có nhiều vấn đề khó khăn cả về việc dạy của GV (nội dung và PPDH) và việc học của HS. Các GV đều thấy khó khăn khi dạy học nội dung này theo định hƣớng phát huy tính tích cực của HS để các em tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới. Về phía HS, khi bắt đầu học lại phần phân số lớp 5, HS quên rất nhiều kiến thức cơ bản đã học ở lớp 4. Tuy nhiên, đến nay hoạt động NCBH chƣa tập trung vào vấn đề vƣớng mắc cụ thể của môn Toán và các chủ đề bài học cụ thể, trong đó có phần phân số lớp 4.

Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng cần tập trung tiến hành NCBH gắn với đổi mới PPDH và giải quyết riêng từng vấn đề khó khăn cụ thể trong đó có phần phân số lớp 4.

Quá trình thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH và giải quyết các vấn đề khó khăn, nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 được tiến hành dựa theo tiếp cận quan điểm, nguyên tắc, kỹ thuật NCBH. Trƣớc hết, tập trung vào các vấn đề và hiệu quả dạy học thông qua xem xét thực tế việc học của HS ở các bài học hàng ngày.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)