6. Giả thiết khoa học
3.5.5 Các kỹ thuật nghiên cứu việc học của HS trong NCBH
Trọng tâm của NCBH là NCVH của HS. Để NCVH của HS, cần chú trọng kỹ thuật quan sát, thu thập thông tin và phân tích việc học.
a) Kỹ thuật quan sát-dự giờ
(1) Vị trí dự giờ, quan sát:
- Vẽ sơ đồ lớp học và đánh dấu HS tiêu biểu. Đây là cách làm dành cho GV mới tập dự giờ, quan sát khi NCBH.
+ Mục đích: Hình thành thói quen, năng lực mới khi dự giờ, quan sát (chuyển từ quan sát việc dạy là chủ yếu sang quan sát tập trung vào việc học của HS). Giúp GV có thể sau 3 đến 5 phút đầu của bài học đã nhận ra ngay những HS “trầm”, tiêu biểu, cần quan tâm; có phản xạ quan sát tinh tế, nhạy cảm trƣớc những thông điệp, “biểu hiện nho nhỏ” từ HS.
+ Kỹ thuật chung: (i) khi bắt đầu bài học, vẽ nhanh sơ đồ bàn ghế và học sinh trong lớp; (ii) đánh dấu những HS cần quan sát thêm, đáng suy ngẫm- chia sẻ sau khi dự giờ. Đánh dấu kết hợp ghi vắn tắt các thời điểm và những biểu hiện của HS đó (có thể chỉ cần đánh dấu, ghi lại thời điểm và vài từ ngữ ngắn gọn hoặc tự đặt câu hỏi).
Cách 1: Diễn biến NDBH, hoạt động của GV - phản ứng của HS (bài làm, sản phẩm học, câu trả lời, hành vi, thái độ, cảm xúc,..) - các nguyên nhân liên quan hoặc câu hỏi đặt ra.
Cách 2: Diễn biến NDBH - Suy ngẫm, nhận xét, phán đoán (HS nào? Lúc nào? Nhƣ thế nào? Vì sao? Làm cách khác nhƣ thế nào?)
c) Ghi hình (quay phim, chụp ảnh) bài học
- Mục đích: (i) Làm tƣ liệu để quan sát lại khi các ý kiến của GV phân tích bài học đƣợc khách quan, sáng tỏ, dễ hiểu và thuyết phục; (ii) Làm minh chứng khi GV đƣa ra ý kiến PTBH, GV khác dễ suy ngẫm, phán đoán và lý giải nguyên nhân.
- Kỹ thuật chung: Ghi hình lại toàn bộ tiết học; ghi lại hình ảnh tiêu biểu về việc học của HS, những hình ảnh đáng quan tâm, cần suy ngẫm-chia sẻ.
Tập trung quay phim (chụp hình) vào HS khi học. Bao gồm quay toàn cảnh kết hợp quay cận cảnh về: khuôn mặt, hành vi, hoạt động học cụ thể, lời nói, sản phẩm học tập (chú ý những HS có biểu hiện khác biệt; những tƣơng tác và phản ứng của HS với bài học, GV, bạn học; những học sinh “trầm”,…). Đôi khi quay phim (chụp hình) kết hợp giữa nội dung bài học trên bảng- sách giáo khoa-phiếu học tập- việc dạy của GV để phân tích mối quan hệ tƣơng tác giữa dạy và học (tuy nhiên, việc này luôn ít hơn việc học của HS).
Khi sử dụng ảnh, phim trong thảo luận, phân tích bài học, việc học, cần sử dụng chức năng tua, tìm chọn, dừng hình những cảnh tiêu biểu để làm cứ liệu quan sát-suy ngẫm-chia sẻ. Nên cắt ngắn những đoạn phim thời gian dƣới 02 phút để dễ quan sát-suy ngẫm-phân tích và chia sẻ ý kiến.
d) Kỹ thuật phân tích việc học
Việc phân tích việc học đi vào chiều sâu, chiều rộng hoạt động của HS thông qua 2 trọng tâm: (i) phân tích ngôn từ, (ii) phân tích ngôn ngữ cơ thể.
+ Dựa vào lời nói, chữ viết (ký tự, con số) của GV và HS, bao gồm: Lời nói của HS sau lời nói của GV (hoặc khi trả lời câu hỏi của GV); lời nói của HS trong thảo luận nhóm; lời nói của HS sau khi thảo luận nhóm; lời nói chủ định hoặc không chủ định của HS; chữ (số) đƣợc viết trong giấy nháp, vở ghi, vở bài tập, phiếu học tập của HS.
+ Phân tích lời nói, dựa vào cách thức sau: (1) Chia lời nói của HS thành 2 loại: lời nói trong ngôn ngữ giao tiếp và lời nói theo ngôn ngữ riêng, gắn với nội dung và thuật ngữ của môn học; (2) xem xét thái độ, sự tham gia, nhận thức, những khó khăn hoặc sai lầm của HS trong bài học; (3) so sánh số lƣợng, tỷ lệ lời nói giữa HS-HS và giữa HS-GV. Từ đó xem xét mức độ tham gia của HS vào bài học và các mối quan hệ trong bài học; (4) suy ngẫm về các lời nói cụ thể, đặc trƣng của HS trong từng hoạt động, hành động học tập.
- Phân tích ngôn ngữ cơ thể, căn cứ gồm:
+ Nét mặt và hƣớng nhìn, hƣớng nghe; ánh mắt và sự chuyển động của mắt; cử động của tay, chân; điệu bộ (ngồi, đứng, nhìn, nghe, )…
+ Hành vi: quan sát, nói, nghe, làm, nghĩ, viết, đọc, vẽ; đi lại; phản ứng trƣớc lời nói và tác động của GV hoặc bạn học….
Phân tích riêng từng cá nhân dựa vào đặc điểm (quan tâm, hứng thú, chú ý, tập trung), tính chất (tự nhiên, thoải mái, tự tin), tốc độ (nhanh, chậm, vừa phải) và sự thay đổi của các dấu hiệu (theo tiến trình thời gian của bài học, theo tác động của GV, HS khác). Từ đó, xem xét thái độ, sự tham gia, nhận thức, các mối quan hệ bài học, chất lượng việc học.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, một số kết luận đƣợc rút ra là:
1.1 NCBH là một mô hình hoạt động phát triển chuyên môn trong nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của HS thông qua sự cộng tác giữa các giáo viên. NCBH còn có tiềm năng to lớn để phát triển năng lực của GV và làm thúc đẩy sự trao đổi và học tập lẫn nhau trong tập thể sƣ phạm của nhà trƣờng. Khi áp dụng NCBH, thông qua cộng tác nghiên cứu thực tiễn trong tập thể sƣ phạm, GV đã nhận ra được những vấn đề, khó khăn trong việc học của HS và phát hiện và hiểu rõ những nguyên nhân bắt nguồn, liên quan từ chính việc dạy của họ. Từ đó, có động lực, tự tin cộng tác cùng nhau thiết kế, tiến hành bài học cải tiến việc dạy để HS có cơ hội đƣợc học tập nhiều hơn, hiểu sâu hơn ý nghĩa bài học, hình thành thói quen cộng tập chủ động, tích cực và cộng tác. Nhƣ vậy, nhờ thực hiện NCBH, GV đã bước đầu đổi mới
việc dạy dẫn đến đổi mới việc học của HS, từ đó đổi mới bài học theo hƣớng có chất lƣợng, hiệu quả cao hơn.
1.2 Việc dạy học phần phân số hiện nay ở lớp 4 nói riêng và ở bậc Tiểu học nói chung đang là vấn đề khó khăn của cả GV và HS. Vấn đề lớn nhất là làm sao giúp HS tự khám phá kiến thức, hiểu sâu ý nghĩa các bài học và tiếp tục học tốt ở cấp THCS. Trong khi học phân số là hoàn mới mẻ, trừu tƣợng; thời lƣợng dạy học ít và GV có nhiều khó khăn khi vận dụng các PPDH tích cực. Do đó, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thực sự có hiệu quả bằng vận dụng NCBH, kết hợp các yếu tố hỗ trợ việc dạy của GV.
1.3 Việc vận dụng NCBH vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 đã chỉ ra vấn đề thực tế khó khăn trong việc học phân số của HS; giúp GV hiểu HS, thay đổi nhận thức, thái độ về việc dạy của bản thân họ và đồng nghiệp; thiết kế sáng tạo và tiến hành một số bài học bằng cách thức mới theo hƣớng HS hoạt động tự học và học tập cộng tác qua liên hệ kiến đã biết-quan sát-trải nghiệm-khám phá ý nghĩa.
Đồng thời, một quy trình NCBH có thể vận dụng khả thi trong môn Toán và các môn học khác đã đƣợc đề xuất sau quá trình nghiên cứu. Quy trình gồm các bƣớc: Xác định, phát hiện vấn đề nghiên cứu- Đặt ra mục tiêu cần đạt và thiết kế BHNC- Tiến hành dạy BHNC và quan sát- Phân tích việc học và suy ngẫm về BHNC- Đối chiếu với mục tiêu và vấn đề đặt ra. Quy trình có thể đƣợc thực hiện trên khung NCBH chất lƣợng cao, các bƣớc thực hiện liên tục, lấy việc học của HS ở các bài học hàng ngày làm trung tâm.
1.4 Từ kết quả việc vận dụng mô hình NCBH vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4, chúng ta có thể tiếp tục vận dụng sâu rộng mô hình này vào nâng cao hiệu quả dạy học các chủ đề dạy học khác của môn Toán cũng như các môn học khác ở bậc Tiểu học nhằm tạo cơ hội cho mọi GV được học để từng HS được học tập thực sự có chất lƣợng.
1.5 Qua quá trình nghiên cứu đề tài khằng định mô hình NCBH rất phù hợp, khả thi để đƣa vào nhà trƣờng Tiểu học nhƣ một hoạt động SHCM mới nhằm giúp GV, HS và bài học cùng thay đổi, dẫn đến đổi mới nhà trường.