Phương pháp NCBH

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 26)

6. Giả thiết khoa học

1.2.6 Phương pháp NCBH

a) Phương pháp chung

Theo WALS, phƣơng pháp NCBH có cách tiếp cận chung là: từ việc học của HS, tìm ra ý nghĩa ẩn sau việc dạy của GV hoặc chính việc học nhằm cải tiến bài học [22].

Có 3 cách tiếp cận chủ yếu.

(1) Quan sát- suy ngẫm-chia sẻ về bài học bất kỳ để GV nhận ra thực tế việc học của HS, (2) Thực hiện thiết kế-tiến hành-chẩn đoán (theo 4 bƣớc của NCBH) rồi so sánh 2 bài học trƣớc và sau thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm sự điều chỉnh, (3) Coi lớp học là phòng thí nghiệm để phân tích bài học nhằm phát hiện, khám phá, lý giải và giải quyết các vấn đề từ thực tế việc học của HS [26].

Ngoài ra, có thể thực hiện NCBH bằng phân tích bài học ở một vùng hoặc trƣờng học khác thông qua lăng kính của GV ở vùng, trƣờng học sở tại, dựa vào “con mắt giàu có” của GV để quan sát việc học của HS. NCBH bằng phân tích so sánh 2 bài học cùng môn ở hai quốc gia, vùng, trƣờng khác nhau (gọi là NCBH so sánh) [22], [26] (xem sơ đồ 1.4).

Sơ đồ 1.4: Quan sát-phân tích bài học trong NCBH

Nhƣ vậy, phƣơng pháp NCBH định hƣớng những ngƣời tham gia cùng nhau nhìn sâu vào thực tế việc học của HS trong từng thời điểm của bài học và các mối liên quan đa tầng, đa chiều của chúng. Những thực tế đã diễn ra trong bài học bao gồm cả những yếu tố vô hình (suy nghĩ và cảm nhận bên trong của HS) và yếu tố hữu hình (thái độ, hành vi, tƣơng tác GV-HS và HS-

ND HỌC HS a HS y HS b HS z Bài học Thời điểm 1,2, 3…n Các GV (cùng nhau)

Quan điểm, kỹ thuật dự giờ,

phân tích BH

GV V HS

HS, lời nói, sản phẩm học tập, tài liệu học tập…), ẩn chứa các mối quan hệ phức tạp của chúng. Các phƣơng pháp NCBH đều có một điểm chung nhất là GV cùng nhau quan sát-suy ngẫm-chia sẻ sâu sắc, rộng mở về thực tế việc học của HS. Việc đó đƣợc gọi là PTBH - hoạt động hạt nhân của NCBH.

Việc làm có ý nghĩa nhất đối với ngƣời tham gia NCBH là PTBH [26]. Phƣơng pháp PTBH cụ thể gồm:

(1) PTBH dựa trên ngôn từ trong bài học: Từ các bƣớc của quy trình NCBH, ngƣời dự thu thập các thông tin, dữ liệu -> phân tích ->Thảo luận- >Hợp tác điều chỉnh-> Thực nghiệm lại -> Kết quả. Trong đó tập trung phân tích hoạt động, hành động, lời nói qua mối quan hệ tƣơng tác của GV, HS trong từng thời điểm của bài học. Các yếu tố cần quan tâm trong PTBH bằng cách đọc hiểu ngôn từ (nói-viết) trong việc học của HS [22], 25]: Ai là người sở hữu câu hỏi? HS có muốn giải quyết vấn đề hoặc câu hỏi không? Hứng thú và sự quan tâm của HS? Hoàn cảnh và điều kiện học tập? Mối quan hệ giữa các đối tượng trong một bài học? Mức độ nhận thức?...

(2) PTBH dựa vào ngôn ngữ của HS (nói, viết): Quan sát-suy ngẫm- phân tích và chia sẻ riêng về bài làm trên bảng to, bảng phụ, bảng con, trong vở ghi, vở nháp của từng HS; lắng nghe lời nói khi trả lời câu hỏi hoặc thực hiện nhiệm vụ học tập của GV, lời nói khi thảo luận, trao đổi với bạn học.

(3) PTBH dựa vào ngôn ngữ cơ thể: Quan sát-suy ngẫm- phân tích và chia sẻ cảm nhận riêng về thái độ, sự quan tâm, hứng thú, khó khăn,… ẩn trong HS qua điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, tƣ thế học tập.

(4) PTBH dựa vào sản phẩm học tập của HS: Quan sát-suy ngẫm- phân tích và chia sẻ riêng về bài làm; câu trả lời hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của GV, đối chiếu với yêu cầu về mức độ nhận thức, mục tiêu, chất lƣợng và hiệu quả bài học.

(5) PTBH so sánh: So sánh các yếu tố ảnh hƣởng tới một bài học ở các môn học, lớp học khác nhau trong trƣờng, khác trƣờng hoặc các vùng miền khác nhau. So sánh tìm ra sự khác biệt trong việc học cùng bài học, môn học ở các nhóm đối tƣợng HS khác nhau.

Trong các phƣơng pháp nêu trên, ngƣời tham gia NCBH cùng quan sát- suy ngẫm-phân tích-chia sẻ rộng mở nhưng tập trung về thực tế việc học của HS với các câu hỏi: HS nào? Khi nào? Như thế nào? Thể hiện những điều gì (hoặc có ý nghĩa gì)? Đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu đã đề ra thì thế nào? Vì sao như vậy? Làm thế nào để thay đổi? Quá trình đi sâu PTBH có ý nghĩa nhất vì GV sẽ học hỏi đƣợc nhiều nhất từ các “vấn đề” thực tế trong mỗi bài học (xem sơ đồ 1.5).

Sơ đồ 1.5: Tầng sâu của việc phân tích bài học

Theo C. Lewis (2012), các công cụ và nguồn lực đƣợc sử dụng nhiều nhất trong NCBH gồm: (1) Nội dung bài học (vấn đề học), chƣơng trình, tài liệu liên quan; GV, HS, quy định về đánh giá, về quản lý; (2) Sử dụng vi-đê-ô bài học; (3) Sử dụng các lời đối thoại của GV sau dự giờ; (4) Sử dụng các tài liệu từ sản phẩm học tập của HS; (5) Sử dụng các tài liệu khác (các quan điểm và PPDH, các lý thuyết tâm lý, giáo dục học là hiểu biết nền tảng hoặc cơ sở lý luận) [26].

Phần nhìn thấy thực tế của BH Phần nhìn thấy nhờ NCBH

Đồng thời, khi tham gia hoạt động NCBH, mọi tài liệu, hiểu biết liên quan đến một bài học đều cần thiết cho mỗi GV. Nhƣ vậy, tham gia nhiều vào NCBH làm nhận thức, suy nghĩ, kinh nghiệm của GV trở nên sinh động và rất phong phú.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 26)