Hiệu quả dạy học xét theo việc học của HS trong đơn vị bài học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 35)

6. Giả thiết khoa học

1.3.3 Hiệu quả dạy học xét theo việc học của HS trong đơn vị bài học

a) Bài học

Xét theo quan điểm của NCBH, bài học bao gồm 3 thành tố cơ bản là GV - HS - nội dung bài học, tài liệu. Ba thành tố này có mối quan hệ hệ thống, đƣợc liên kết bởi nhân tố sinh thành là việc học của HS (xem sơ đồ 1.6).

Sơ đồ 1.6: Các thành tố cơ bản của một bài học

ND học, tài liệu HS GV VIỆC HỌC

Theo Sato và Sato (2008), bài học dành cho HS, không phải dành cho GV [21]. Điều này có nghĩa là, khi GV dạy, chƣa chắc HS đã học và những nội dung của bài học chƣa “chuyển vào trong” và chuyển hoá thành năng lực hiểu biết, kỹ năng của riêng mỗi HS. Mỗi bài học chỉ đƣợc thực sự tồn tại khi có việc học của HS. Nghĩa là có xảy ra mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa việc dạy-việc học và nội dung học tập. Thực tế, mức độ tham gia và hiệu quả việc học của HS rất khác nhau, quá trình này khó nắm bắt tƣờng minh, đầy đủ.

Xét theo nội dung dạy học, một bài học đƣợc chia thành một số tiết học và trong một số trƣờng hợp, mỗi tiết học là một bài học. Ví dụ: Nội dung dạy học môn Toán chia ở các lớp gồm các mạch kiến thức, mỗi mạch kiến thức đƣợc cụ thể hóa trong SGK thành các bài học. Nhƣ vậy, phần Phân số trong môn Toán 4 là một chủ đề (nhóm) bài học trong mạch kiến thức Số học. Chủ đề Phân số đƣợc chia thành các bài học, mỗi bài học đƣợc chia thành các tiết học gồm bài mới (tiết 1, tiết 2), bài hoặc tiết luyện tập, luyện tập chung. Cách gọi tên bài học này chỉ đƣợc hiểu là một thành tố nội dung, nhiệm vụ học tập trong khái niệm bài học theo nghĩa rộng trong NCBH nêu trên.

b) Một số quan điểm hiệu quả dạy học

Theo quan điểm GD lấy HS làm trung tâm thì khi xem xét về hiệu quả dạy học cần dựa trên hai quan điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Hiệu quả dạy học đƣợc tính đến riêng từng bài học (hoặc nhóm bài học, chủ đề bài học). Chẳng hạn, hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 phải đƣợc xét trong từng bài học cụ thể trong chủ đề này.

Thứ hai: Hiệu quả dạy học phải đƣợc xem xét ở việc học của HS. Vì theo quan điểm NCBH, bài học thực sự đƣợc tồn tại khi HS học và các đặc điểm, tính chất, kết quả, hiệu quả đều thể hiện ở việc học của HS. Nhƣ vậy, hiệu quả việc học của HS thể hiện cả ở cả quá trình và kết quả quá trình học

tập ở từng bài học của mỗi HS. Điều này có nghĩa là hiệu quả dạy học còn đƣợc xét ở việc học của từng HS trong một lớp học khi học một bài học.

Theo đó, một bài học đƣợc cho là tiến hành có hiệu quả hoặc hiệu quả cao khi và chỉ khi:

(1) Xét từ mục tiêu dạy học và ý nghĩa của việc học cũng nhƣ mong muốn, kỳ vọng của GV, việc dạy và học đạt đƣợc mục tiêu, mong muốn cao hơn, nhiều hơn và đầy đủ hơn thông thƣờng (Ví dụ: HS đạt đủ KT-KN-TĐ theo chuẩn KT- KN quy định, hình thành và phát triển năng lực tƣ duy, cách thức cũng nhƣ kinh nghiệm học tập). Việc dạy có hiệu quả cao hơn khi việc học vừa đạt được kết quả học về năng lực hiểu biết, vừa đạt được kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen học tập.

(2) Xét từ khía cạnh nhận thức của HS khi học tập mỗi bài học, HS đạt đƣợc mức độ nhận thức cao hơn yêu cầu trong SGK, SGV, Chuẩn KT-KN (ví dụ: hiểu, mô tả, so sánh, giải thích, vận dụng,…)

(3) Xét từ khía cạnh học tập thực sự của từng HS trong mỗi bài học, HS nào cũng đƣợc học (HS khá giỏi và học sinh yếu đều đƣợc học và học đƣợc), việc học của HS là thực sự tích cực, chủ động, giảm thiểu tối đa thời gian HS ngừng học thì bài học đó có hiệu quả.

(4) Bài học đạt đƣợc cả những kết quả cụ thể, cuối cùng (bằng sản phẩm học tập và những yếu tố định lƣợng) và những yếu tố định tính ở dạng tiềm năng, đạt đƣợc theo quá trình (nếu quá trình đó liên tục xảy ra).

(5) Bài học trong đó HS gặp khó khăn, sai lầm đƣợc giúp đỡ để nhận ra, vƣợt qua khả năng vốn có của bản thân, thay đổi.

(6) Bài học trong đó GV nói ít, làm ít, dạy ít nhƣng HS học đƣợc nhiều hoặc HS có thể tự giúp nhau cùng học đƣợc.

Cuối cùng: Bài học nào cũng có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một bài học đƣợc coi là có hiệu quả hơn bài học khác là bài học trong đó:

(1) “HS học nhiều, GV dạy ít”. Mọi HS đều đƣợc học, tối đa hóa thời gian học. HS học thực sự, học có ý nghĩa và hiểu sâu.

(2) “HS nào cũng đƣợc học theo khả năng tối đa của mình”, mọi HS đều đƣợc học, học đƣợc và có sự tiến bộ trọng học tập. Không có HS bị “bỏ rơi”.

(3) HS đạt đƣợc cả kiến thức, kỹ năng của bài học (mục tiêu bài học) và kinh nghiệm, thói quen, lòng ham thích muốn tiếp tục học tập.

(4) HS đƣợc học hỏi cả từ GV, bạn học, tài liệu và cả chính những sai lầm của bản thân.

(5) HS học đƣợc (tri thức, kỹ năng) chủ yếu bằng cách tự học kết hợp cộng tác với bạn học.

(6) HS đƣợc học trong sự hứng thú, nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 35)