Vận dụng mô hình NCBH vào trƣờng học Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 51)

6. Giả thiết khoa học

2.1 Vận dụng mô hình NCBH vào trƣờng học Việt Nam

2.1.1 Đưa NCBH vào hoạt động SHCM trong nhà trường Tiểu học a) Mô hình NCBH

NCBH là một hoạt động cộng tác học tập, bồi dƣỡng chuyên môn của các GV thông qua nghiên cứu thực tiễn quá trình dạy học của chính họ ở nhà trƣờng. Hoạt động học này tập trung vào qua sát-phân tích việc học của HS trong mỗi bài học cụ thể từ đó giúp GV chia sẻ kinh nghiệm, nhận ra các vấn đề khó khăn, hiểu rõ các nguyên nhân, học hỏi, tích lũy và hình thành những năng lực, phẩm chất chuyên môn nhằm đảm bảo cơ hội học tập thực sự có ý nghĩa cho từng HS, ở từng bài học.

SHCM là hoạt động bồi dƣỡng GV tại trƣờng nhằm hƣớng dẫn, trao đổi thực hiện nội dung và PPDH, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn cho GV [3]. Theo Điều lệ trƣờng Tiểu học, hoạt động SHCM đƣợc tổ chức tại trƣờng ít nhất hai buổi/tháng. SHCM ở nhà trƣờng đƣợc tổ chức theo nhóm, tổ hoặc toàn trƣờng. Nội dung và hình thức chủ yếu là dự giờ- rút kinh nghiệm hoặc trao đổi nội dung, PPDH cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt-học tốt”. Hoạt động này đã thực hiện rộng rãi từ những năm 80 của thế kỷ XX.

Mô hình NCBH đã và đang đƣợc triển khai rộng rãi trên thế giới ở cả các nƣớc phát triển và nƣớc đang phát triển. Mô hình này đƣợc đƣa vào vận dụng thí điểm đầu tiên ở một số trƣờng Tiểu học tỉnh Bắc Giang từ năm học 2006- 2007 qua dự án “Nâng cao năng lực bồi dưỡng giáo viên theo cụm và quản lý nhà trường” của tổ chức JICA- Nhật Bản.

Mô hình này hƣớng đến xây dựng nhà trƣờng trở thành một “cộng đồng học tập”, GV học hỏi lẫn nhau để mọi HS đƣợc cùng nhau học tập thực sự. Nó đƣợc thay thế cho SHCM theo hình thức dự giờ trong nhà trƣờng (SHCM truyền thống). Năm học 2006-2007, mô hình đƣợc thí điểm ở 5 trƣờng Tiểu học tỉnh Bắc Giang. Sau khi Dự án kết thúc (tháng 7/2007), một nhóm các chuyên gia Nhật Bản (trong đó có GS. Masaaki Sato, TS. Eisuke Saito) đã tình nguyện trở lại hƣớng dẫn, phối hợp một số thành viên cũ của Dự án để duy trì mô hình ở các trƣờng thí điểm và và phát triển ở một số trƣờng học khác (trong đó có 02 trƣờng THCS). Năm học 2012-2013, NCBH chính thức đƣợc triển khai rộng rãi tại các trƣờng Tiểu học tỉnh Bắc Giang.

Năm 2009, mô hình đƣợc giới thiệu đến các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm thông qua Hội thảo quốc tế về NCBH tại Trƣờng ĐHSP Hà Nội (do Viện Nghiên cứu Sƣ phạm tổ chức).

Năm 2010, Tổ chức Plan, Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC) giới thiệu và xây dựng mô hình NCBH ở các trƣờng Tiểu học trong một số tỉnh (Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Lào Cai,…). Năm 2013, mô hình NCBH đƣợc triển khai giới thiệu thí điểm ở một số tỉnh thông qua Chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng giáo dục (SEQAP). Mô hình NCBH này gọi là SHCM mới (SHCM dựa trên NCBH hoặc SHCM lấy HS làm trung tâm), đƣợc triển khai áp dụng thực hiện cơ bản theo triết lý, mục tiêu, phƣơng pháp, kỹ thuật của NCBH “cộng đồng học tập”.

Ngoài ra, NCBH đã đƣợc giới thiệu ở Đại học Huế và Đại học Cần Thơ thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu của trƣờng. Theo đó, quá trình NCBH chủ yếu tập trung vào việc thiết kế KHBH-tiến hành dạy-chỉnh sửa để tìm ra các giáo án tốt, cho nhiều GV khác học tập.

b) Sự khác biệt giữa SHCM (truyền thống) và mô hình NCBH

Theo một số chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục am hiểu về NCBH, SHCM truyền thống và mô hình NCBH đang áp dụng có một số điểm khác biệt cơ bản (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và NCBH

SHCM truyền thống Mô hình NCBH

- Quan điểm chính khi dự giờ-thảo luận: nhận xét, góp ý cách dạy cho GV, thống nhất PPDH chung, học kỹ thuật dạy học; đánh giá giáo viên. - Vấn đề quan tâm của ngƣời dự: việc dạy của GV (kiến thức bài dạy, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của giáo viên, kỹ thuật dạy học, nền nếp học tập của học sinh, quy trình khâu bƣớc, kiến thức, trình bày bảng…)

- Ghi chép: Nội dung, tiến trình giờ dạy, sai sót, hạn chế của GV

- Thảo luận sau dự giờ: Đánh giá việc dạy (khen- chê, chỉ ra ƣu điểm-hạn chế), đƣa ra cách dạy khác.

- Thời lƣợng thảo luận: Tối đa 30 phút/buổi

- Số lƣợng ngƣời nêu ý kiến: ít hơn (TB khoảng 4-5 ý kiến/buổi)

- Cách nêu ý kiến: trên 90% ý kiến đƣa ra ƣu điểm, tồn tại, hạn chế và cách dạy khác

- Bài học là của GV dạy minh họa

- Quan điểm chính: BHNC là tình huống nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện, học hỏi.

- Vấn đề quan tâm: việc học của HS (HS học tập nhƣ thế nào, khi nào HS học thực sự, khi nào HS không tập trung vào việc học, HS nào gặp phải khó khăn gì? Nguyên nhân? GV giúp HS vƣợt qua khó khăn thế nào?... - Ghi chép: Tình huống học tập của HS trong bài học.

- Thảo luận : Suy ngẫm và chia sẻ về việc học của HS, suy đoán các nguyên nhân, đƣa ra cách giải quyết.

- Thời lƣợng: Không giới hạn (khoảng 2,0-2,5 giờ/buổi)

- Số lƣợng ý kiến: nhiều hơn (có trƣờng 100% GV phát biểu, có GV phát biểu 2,3 lần)

- Chia sẻ khó khăn và thành công của đồng nghiệp; suy ngẫm về việc học đã quan sát đƣợc; cách dạy khác (sau khi chỉ ra vấn đề và nguyên nhân).

2.1.2 Thực trạng NCBH hiện nay ở nhà trường Tiểu học a) Thực trạng NCBH nói chung a) Thực trạng NCBH nói chung

Qua quan sát và trao đổi với các cán bộ quản lý Phòng, Sở GD&ĐT và trƣờng học ở một số tỉnh (Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên,…), hoạt động NCBH đang diễn ra có cách thức chung là dựa trên quan sát, phân tích bài học để GV nhận ra thực tế việc học của HS, tìm hiểu các nguyên nhân liên quan và đề xuất các giải pháp cụ thể.

Về thời lƣợng và tần suất, NCBH đƣợc tiến hành 2 buổi mỗi tháng, theo hình thức toàn trƣờng hoặc tổ chuyên môn. GV toàn trƣờng hoặc GV các tổ chuyên môn cùng tham gia NCBH trong 1 buổi (3-4 giờ). Về tiến trình, GV chuẩn bị BHNC- dạy minh họa, dự giờ- thảo luận sau dự giờ. BHNC đƣợc tiến hành chủ yếu ở các môn Toán và Tiếng Việt (các lớp), Khoa học, Địa lý, Lịch sử (lớp 4,5), Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3).

Tuy nhiên, theo trao đổi của một số chuyên gia nƣớc ngoài, cán bộ quản lý Sở, Phòng GD&ĐT và hiệu trƣởng, hoạt động NCBH mới được tiến hành với mục đích để GV học cách NCBH. Việc thực hiện NCBH ở các nhà trƣờng đang ở mức độ thấp, với một số đặc điểm:

(1) Đang trong giai đoạn chuyển đổi từ SHCM truyền thống, tập trung đánh giá việc dạy của GV sang cụ thể hóa các triết lý, nguyên tắc của NCBH; (2) Việc thực hiện quy trình kỹ thuật quan sát-phân tích bài học, việc học đang ở mức độ làm quen, tập thực hành từng phần nhỏ;

(3) Hoạt động NCBH chỉ đƣợc tiến hành theo lớp học, môn học, bài học một cách rời rạc và theo cách chung nhất; chưa đi sâu vào nghiên cứu gắn với các nội dung dạy học cụ thể để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong dạy và học của GV và HS;

(4) Hoạt động này chưa trực tiếp thúc đẩy sự thay đổi thái độ và năng lực của GV trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cụ thể.

Thực trạng trên có một số nguyên nhân cơ bản:

- Do mới triển khai vận dụng trong thời gian ngắn, trong khi thiếu chính sách quản lý, đầu tƣ nhân lực để thúc đẩy thực hiện. Hoạt động này chƣa trở thành chính sách trong đổi mới PPDH, đổi mới nhà trƣờng.

- Do quá trình SHCM truyền thống đã nhiều năm mang nặng tính đánh giá, xếp loại dẫn đến những thói quen, cách thức đó đã ăn sâu trong mỗi GV. Đặc biệt, văn hóa đánh giá, chỉ trích việc dạy của GV khá nặng nề; văn hóa học hỏi, lắng nghe, cộng tác giữa các GV rất hạn chế.

- Quá trình chuyển từ SHCM truyền thống sang NCBH có tính chất vừa làm vừa thử nghiệm, chƣa có nhiều mô hình thực sự rõ nét để đúc rút kinh nghiệm, vận dụng trong đại trà.

- Do phƣơng thức thực hiện một số đơn vị chƣa thực sự phù hợp, chƣa kết nối NCBH với việc giải quyết các vấn đề cụ thể, hàng ngày (liên quan nội dung và PPDH) để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học môn học, bài học cụ thể.

b) Thực trạng NCBH về phần phân số lớp 4

Theo trao đổi của các GV dạy lớp 4-5, trong dạy học phần phân số lớp 4, hiện có nhiều vấn đề khó khăn cả về việc dạy của GV (nội dung và PPDH) và việc học của HS. Các GV đều thấy khó khăn khi dạy học nội dung này theo định hƣớng phát huy tính tích cực của HS để các em tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới. Về phía HS, khi bắt đầu học lại phần phân số lớp 5, HS quên rất nhiều kiến thức cơ bản đã học ở lớp 4. Tuy nhiên, đến nay hoạt động NCBH chƣa tập trung vào vấn đề vƣớng mắc cụ thể của môn Toán và các chủ đề bài học cụ thể, trong đó có phần phân số lớp 4.

Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng cần tập trung tiến hành NCBH gắn với đổi mới PPDH và giải quyết riêng từng vấn đề khó khăn cụ thể trong đó có phần phân số lớp 4.

Quá trình thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH và giải quyết các vấn đề khó khăn, nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 được tiến hành dựa theo tiếp cận quan điểm, nguyên tắc, kỹ thuật NCBH. Trƣớc hết, tập trung vào các vấn đề và hiệu quả dạy học thông qua xem xét thực tế việc học của HS ở các bài học hàng ngày.

2.2 Thực trạng dạy học phần phân số lớp 4

2.2.1 Phân tích Chương trình dạy học phần phân số lớp 4

Để xem xét thực tế hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 hiện nay, cần tìm hiểu yêu cầu về mục tiêu, nội dung, PPDH ở Tiểu học nói chung và ở phần phân số môn Toán lớp 4 nói riêng.

a) Mục tiêu

Luật Giáo dục đã nhấn mạnh mục tiêu Giáo dục Tiểu học nhằm giúp HS

hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, chuẩn bị cho HS tiếp tục học Trung học cơ sở [1].

Chƣơng trình Tiểu học xác định mục tiêu môn Toán nhằm giúp HS [2]: (1) Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lƣợng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

(2) Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lƣờng, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

(3) Góp phần phát triển bƣớc đầu khả năng tư duy, khả năng suy luận và khả năng diễn đạt để giải quyết các vấn đề đơn giản có liên quan đến đời sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập môn Toán; góp phần

hình thành bước đầu phương pháp tự họclàm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Nhƣ vậy, mục tiêu dạy học môn Toán Tiểu học nêu trên có một số điểm quan trọng:

(1) GV chỉ là ngƣời giúp HS học tập các kiến thức, kỹ năng. Nghĩa là HS phải tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng qua các bài học.

(2) Nhấn mạnh đến việc giúp HS có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhƣng chú ý nhiều hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó [4].

Cụ thể, ở lớp 2 và 3, HS đã đƣợc học “một phần mấy của 1 số” sau khi học phép chia số tự nhiên là cơ cở để học khái niệm phân số ở lớp 4. Lên ở lớp 4, HS đƣợc học khái niệm, đọc, viết, tính chất, quy đồng mẫu số, rút gọn phân số rồi học cách so sánh, cộng, trừ, nhân, chia các phân số.

(3) Quan tâm đúng mức hơn đến rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề và phương pháp học tập môn Toán. Cụ thể, việc diễn đạt của HS trong học tập phần phân số thể hiện bằng nhiều loại hình nhƣ ngôn ngữ Toán học, ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ hình ảnh biểu đạt tƣ duy trực quan, cụ thể; đọc hiểu các ý nghĩa của phân số thông qua trực quan.

Phát triển năng lực tƣ duy theo đặc trƣng của môn Toán ở cấp Tiểu học đó là tƣ duy trực quan, cụ thể. Đó là việc tạo cơ hội cho HS thông qua hình ảnh trực quan để quan sát, suy nghĩ, tƣơng tác với bạn học cùng trải nghiệm- khám phá và chiếm lĩnh khái niệm, tính chất, quy tắc Toán học [15].

Xây dựng phƣơng pháp học tập Toán theo những định hƣớng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động, sang tạo của HS, giúp HS tự biết cách học Toán có hiệu quả. Đó là việc tạo cơ hội và khuyến khích HS học qua trải nghiệm-khám phá để hiểu ý nghĩa của khái niệm, tính chất và quy tắc Toán học.

b) Mức độ cần đạt của HS sau khi học phần phân số môn Toán 4

Theo Chƣơng trình Tiểu học, HS phải đạt đƣợc các quy định trong chuẩn kiến thức-kỹ năng môn Toán, đây là mức độ cần đạt tối thiểu (xem bảng 2.2).

Nội dung cơ bản Mức độ cần đạt đƣợc (tối thiểu) Khái niệm ban đầu về

phân số

- Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số. Biết đọc, viết các phân số có tử số và mẫu số không quá 100.

Tính chất cơ bản của phân số và một số ứng dụng

- Nhận biết đƣợc tính chất cơ bản của phân số. - Nhận ra hai phân số bằng nhau.

- Biết cách sử dụng dấu hiệu chia hết khi rút gọn một phân số để đƣợc phân số tối giản.

- Biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trƣờng hợp đơn giản. So sánh hai phân số - Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số

- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số

- Biết viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngƣợc lại. Phép cộng phân số - Biết thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu số

- Biết thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số - Biết cộng một phân số với một số tự nhiên

Phép trừ phân số - Biết thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số - Biết thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số

- Biết thực hiện phép trừ một số tự nhiên cho một phân số, một phân số cho một số tự nhiên.

Phép nhân phân số - Biết thực hiện phép nhân hai phân số - Biết nhân một phân số với một số tự nhiên

Phép chia phân số - Biết thực hiện phép chia hai phân số (bằng cách nhân phân số thứ nhất với phân số thứ hai “đảo ngƣợc”)

- Biết thực hiện phép chia phân số trong trƣờng hợp phép chia đó có số chia là số tự nhiên.

Biểu thức với phân số - Biết tính giá trị của biểu thức các phân số theo các quy tắc (nhƣ đối với số tự nhiên).

Tìm một thành phần trong phép tính

- Biết tìm thành phần chƣa biết trong phép tính (nhƣ đối với số tự nhiên)

Theo mức độ cần đạt chuẩn KT-KN tối thiểu nhƣ trên thì HS chỉ đạt mức độ nhận thức thấp nhất theo thang bậc nhận thức của Bloom (mức độ “nhớ”). Cụ thể, tất cả các từ khóa thể hiện đầu các mức độ cần đạt đều là “biết”. Theo

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Nghiên cứu bài học vào nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số lớp 4 (LV01096) (Trang 51)