Phân tích danh mục thuốc và kinh phí sử dụng tại bệnh viện năm 2013

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 43)

Hồi cứu danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013, các báo cáo số liệu sử dụng thuốc, báo cáo tình hình bệnh tật tại bệnh viện từ đó phân tích và đánh giá về:

- Mô hình bệnh tật ở bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013. - Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013.

- Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý - Cơ cấu thuốc tại bệnh viện theo danh mục thuốc chủ yếu - Cơ cấu thuốc tại bệnh viện theo quy chế chuyên môn. - Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập - Cơ cấu thuốc theo tên generic – tên biệt dược

44

- Kinh phí sử dụng thuốc nhóm A theo phương pháp phân tích VEN - Kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC

- Kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích nhóm điều trị.

2.3.2. Khảo sát và phân tích một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013:

- Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú và trong hồ sơ bệnh án nội trú.

- Phân tích các chỉ số kê đơn:

+ Số thuốc kê trung bình trong một đơn. + Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên gốc. + Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.

+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu. - Phân tích chi phí sử dụng thuốc.

+ Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn ngoại trú + Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đợt điều trị nội trú

- Khảo sát hoạt động tư vấn và thông tin thuốc của khoa dược bệnh viện - Khảo sát hoạt động công tác dược lâm sàng tại bệnh viện

- Khảo sát hoạt động quản lý thuốc trong cấp phát tại khoa dược bệnh viện 2.4. Tiêu chí loại trừ:

- Các hồ sơ bệnh án không có chỉ định dùng thuốc - Bệnh nhân chuyển viện, bệnh nhân bỏ viện. - Các hồ sơ, chứng từ không hợp lệ.

2.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu:

Hồi cứu các tiêu chí để lựa chọn danh mục thuốc, các số liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 (báo cáo sử dụng, hóa đơn chứng từ mua thuốc, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc ngoại trú…).

2.6. Phương pháp thu thập các số liệu

- Dựa vào các yếu tố liên quan đến cơ cấu danh mục thuốc, kinh phí sử dụng thuốc tại bệnh viện:

45 + Danh mục thuốc bệnh viện năm 2013 + Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị.

+ Các báo cáo về mô hình bệnh tật tại Quảng Nam năm 2013 của Sở y tế. + Kinh phí sử dụng: Căn cứ vào các báo cáo sử dụng thuốc hàng tháng, quý, năm của phòng Tài chính kế toán, bộ phận thống kê dược.

- Dựa vào các yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc tại bệnh viện:

+ Lấy hồ sơ bệnh án năm 2013 từ phòng kế hoạch tổng hợp theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống.

+ Lấy đơn thuốc ngoại trú năm 2013 từ kho lưu trữ đơn thuốc của khoa dược. + Thu thập các số liệu về mua sắm, tồn trữ, cấp phát từ các chứng từ được lưu tại khoa dược bệnh viện.

+ Thu thập các biến số theo biểu mẫu (phụ lục 2), (phụ lục 3) 2.7. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:

- Cỡ mẫu:

Số đơn thuốc và bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. P(1 – P)

n = Z2(1-α/2) x

d2 n: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.

P: tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc nghiên cứu thử. Ta chọn cỡ mẫu là tối đa P = 0,5 khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất.

d: khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể. Chọn d = 0,05

α: Mức độ tin cậy, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%

Z: độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1 - α/2) với α = 0,05 tra bảng ta có Z = 1,96.

Hệ số tin cậy Z(1-α/2) phụ thuốc vào giới hạn tin cậy (1 – α) [1]. Thay vào công thức trên ta tính được n = 384,16

Trong nghiên cứu này chọn mẫu n = 400 trong đó: 400 đơn thuốc ngoại trú và 400 hồ sơ bệnh án cần thu thập số liệu để nghiên cứu (danh sách đơn thuốc ngoại trú và bệnh án nghiên cứu)

46 - Phương pháp chọn mẫu:

+ Đơn thuốc: trong năm 2013 có 162.606 lần khám bệnh tương ứng với 162.606 đơn thuốc ngoại trú được xếp theo thứ tự hàng tháng từ 1 đến 162.606 theo thời gian khám bệnh, 400 đơn thuốc được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:

k = N/n

k: khoảng cách lấy mẫu N: tổng số bệnh án năm 2013

n: Số mẫu cần nghiên cứu.(n = 400)

Khoảng cách lấy mẫu : k = 162.606/400 = 406,515 chọn k =406

Khoảng cách từ 1 đến 406 sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra số 1, đơn thuốc đầu tiên có số thứ tự là 407, các đơn thuốc tiếp có số 813; 1.219; 1.625... cho đến khi đủ 400 đơn thuốc.

+ Hồ sơ bệnh án: trong năm 2013 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam 35.422 lượt tương ứng với 35.422 HSBA.

Tương tự phương pháp chọn mẫu hệ thống k = 35.422/400 = 88,5 chọn k = 88 Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn số 1, HSBA đầu tiên là 89 tiếp sau đó lần lượt là: 177; 265; 353... đến khi đủ 400 HSBA.

- Địa điểm lấy mẫu

+ Đơn thuốc ngoại trú lấy tại khoa Dược

+ Bệnh án lấy tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa Quảng Nam. + Các tài liệu liên quan lấy tại Sở Y tế Quảng Nam, Phòng Tài chính kế toán, khoa dược bệnh viện.

2.8. Phương pháp phân tích số liệu:

Các dữ liệu tổng hợp được sử dụng để làm cơ sở khi tiến hành các phương pháp phân tích ABC, phân tích điều trị, phân tích VEN. Tất cả những phương pháp này đều là công cụ hết sức hữu hiệu để quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc. Dữ liệu tổng hợp về sử dụng thuốc có thể thu thập được từ nhiều nguồn trong hệ thống y tế bao gồm các chứng từ mua thuốc,

47

chứng từ lưu kho, báo cáo số lượng xuất – nhập – tồn, báo cáo sai sót trong điều trị và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR).

2.8.1. Phân tích ABC:

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.

 Các bước phân tích ABC: - Bước 1. Liệt kê các sản phẩm

- Bước 2. Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian)

- Số lượng các sản phẩm

- Bước 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

- Bước 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

- Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

- Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. - Bước 7. Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền

Thông thường, sản phẩm A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là của hạng C.

2.8.2. Phương pháp phân tích VEN.

(V: thuốc tối cần; E: thuốc thiết yếu; N: thuốc không thiết yếu)

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc

48

cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục tối cần, thiết yếu và không thiết yếu.

 Các bước phân tích VEN.

- Bước 1. Từng thành viên HĐT&ĐT sắp xếp các thuốc theo 3 loại V, E, N - Bước 2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất - Bước 3. HĐT&ĐT lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp - Bước 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ

những thuốc này nếu có thể.

- Bước 5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn. - Bước 6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ

hơn nhóm N.

2.8.3. Phân tích ma trận ABC/VEN

Là phương pháp phân tích kết hợp chéo giữa phân tích ABC và VEN, giúp nhìn thấy rõ hơn phần lớn kinh phí thuốc được dành cho các thuốc tối cần, thiết yếu hay không thiết yếu. Chi phí sử dụng của các tiểu nhóm AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE và CN cung cấp cho các nhà quản lý về những nhóm thuốc sử dụng nhiều kinh phí, tối cần hoặc thiết yếu cần đặc biệt quan tâm kiểm soát và những thuốc sử dụng nhiều kinh phí nhưng ít quan trọng hơn cần kiểm soát hay những thuốc sử dụng ít kinh phí, không thiết yếu cần loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng.

Kết hợp phân tích ABC/VEN theo 3 phân nhóm.

Nhóm I: là những thuốc sử dụng kinh phí lớn, thiết yếu bao gồm: AV,AE,AN,BV,CV.

Nhóm II: ít quan trọng hơn bao gồm BE,BN,CE. Nhóm III: không thiết yếu, sử dụng ít kinh phí CN. 2.9. Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm Excel for Windows để xử lý số liệu, biễu diễn kết quả bằng bảng và biểu đồ

49 Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích danh mục thuốc và kinh phí sử dụng năm 2013 tại BVĐKQN. 3.1.1. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng năm 2013. 3.1.1. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng năm 2013.

3.1.1.1. Cơ cấu mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Bệnh viện đa khoa Quảng Nam là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức Bệnh viện đa khoa Quảng Nam là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho hơn 1,4 triệu dân Quảng Nam, đầy đủ các đối tượng, các vùng miền từ miền núi, đồng bằng, đến hải đảo… chính vì thế mô hình bệnh tật ở Quảng Nam cũng rất đa dạng, năm 2013 đã có tới 35.422 bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện vượt so với kế hoạch của năm 161,3% với đủ các loại bệnh tật như:

Bảng 3.4: Cơ cấu mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam 2013

Stt Mã ICD- 10 Tên bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) 1 A04-B99 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 1.028 2,9

2 C01-D47 Bệnh về bướu 2.061 5,8

3 D50-D77 Bệnh máu và cơ quan tạo máu 207 0,6 4 E03-E89 Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển

hóa 469 1,3

5 F06-F48 Bệnh rối loạn tâm thần, hành vi 88 0,3

6 G04-G99 Bệnh thần kinh 475 1,3

7 H01-H57 Bệnh mắt và phần phụ 724 2

8 H60-H94 Bệnh tai và xương chũm 402 1,1

9 I01-I98 Bệnh tuần hoàn 3.520 9,9

10 J01-J94 Bệnh về hô hấp 1.592 4,5

11 K01-K93 Bệnh bộ máy tiêu hóa 3.467 9,8

12 L02-L97 Bệnh da và mô dưới da 151 0,4

13 M02-M92 Bệnh xương khớp và các mô liên kết 1.788 5 14 N00-O91 Bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu 4.471 12,6 15 Q01-Q66 Dị tật bẩm sinh và các biến dạng bất

thường nhiễm sắc thể 65 0,2

16 S00-T14 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu

quả do bên ngoài 6.196 17,5

17 Bệnh khác 8.718 24,6

50

Từ kết quả trên chứng tỏ mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 phong phú và đa dạng, tuy nhiên sự phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở một số bệnh như: chấn thương 17,5%; bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu 12,6%; bệnh tuần hoàn 9,9%; bệnh tiêu hóa 9,8%; bệnh về bướu 5,8%. Đây là 5 nhóm bệnh có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013.

3.1.1.2. Cơ cấu thuốc trong danh mục sử dụng năm 2013 tại BVĐKQN: Trên cơ sở mô hình bệnh tật của địa phương, nguồn kinh phí, trình độ chuyên môn của thầy thuốc và sự phát triển của ngành Y học, căn cứ trên các Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01-02-2008 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01-07-2005 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V; Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11-7-2011 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19-01-2012 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế . HĐT&ĐT của BVĐKQN họp để xây dựng danh mục thuốc năm 2013 dựa trên danh mục năm 2012, loại bỏ một số thuốc không cần thiết và thêm một số thuốc mới để triển khai một số dịch vụ điều trị mới cho năm 2013 và đã thống nhất danh mục thuốc năm 2013 với 1022 khoản như sau:

51

Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý.

Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý tại BVĐKQN

2013

Stt Nhóm thuốc Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc gây mê - tê 24 2,3

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non steroid, trị

gút và các bệnh xương khớp 69 6,7

3 Thuốc chống dị ứng 20 1,9

4 Thuốc giải độc 15 1,5

5 Thuốc chống co giật động kinh 15 1,5

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẫn 228 22,3 7 Thuốc điều trị đau nữa đầu, chóng mặt 6 0,6 8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 48 4,7

9 Thuốc điều trị đường tiết niệu 4 0,4

10 Thuốc chống Parkinson 3 0,3

11 Thuốc tác dụng đối với máu 37 3,6

12 Thuốc tim mạch 167 16,3

13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 16 1,6

14 Thuốc dùng chẩn đoán 4 0,4

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,2

16 Thuốc đường tiêu hóa 100 10

17 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 67 6,5

18 Thuốc giãn cơ 14 1,4

19 Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng 38 3,7

20 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và

chống đẻ non 7 0,7

21 Thuốc chống rối loạn tâm thần 15 1,5

22 Thuốc đường hô hấp 27 2,6

23 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải 46 4,5

24 Khoáng chất & Vitamin 42 4,1

25 Thuốc lợi tiểu 7 0,7

26 Huyết thanh 1 0,1

52 16,3 22,3 6,7 10 6,5 38,2

Tim mạch Kháng sinh Giảm đau Tiêu hóa Nội tiết Thuốc khác

Hình 3.10. Cơ cấu danh mục thuốc Bệnh viên đa khoa Quảng Nam

Danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 có tổng cộng 26 nhóm thuốc theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 43)