Để nâng cao hiệu quả công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân, ngoài các yếu tố về đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị máy móc hiện đại... thì việc quản lý danh mục thuốc trong bệnh viện cũng rất quan trọng, góp phần cải thiện về chất lượng chăm sóc y tế. Công tác quản lý thuốc sẽ không hiệu quả khi trong danh mục thuốc có quá nhiều thuốc hỗ trợ, nhiều thuốc mang tính chất thương mại và việc quản lý danh mục không được quan tâm đúng mức. Danh mục thuốc bệnh viện phải được xây dựng một cách khoa học phù hợp với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu nhằm tạo dựng được giá trị thực của danh mục tạo niềm tin cho bác sĩ khi kê đơn.
Sau khi có kết quả trúng thầu, danh mục thuốc bệnh viện được ban hành sau khi HĐT&ĐT họp thống nhất thông qua, danh mục được gởi về cho tất cả các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Ngoài danh mục thuốc bệnh viện, HĐT&ĐT còn xây dựng danh mục những thuốc cần phải hội chẩn, danh mục những thuốc cần thu vỏ chủ yếu là những thuốc đắt tiền để giám sát việc sử dụng thuốc đúng quy định, tránh lạm dụng. Hàng năm danh mục tủ thuốc trực ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng cũng được thành lập cho từng khoa sau khi có sự thống nhất của Giám đốc bệnh viện, khoa dược và trưởng khoa lâm sàng. Bệnh viện cũng thành lập Hội đồng kiểm kê tủ thuốc trực hàng quý để kiểm tra cơ số thuốc, tên thuốc, chất lượng thuốc có đúng với danh mục tủ thuốc trực.
93
Trong danh mục thuốc bệnh viện ngoài danh mục thuốc nghiện, hướng tâm thần còn có những thuốc cần quản lý đặc biệt như những thuốc (*) theo quy định của Thông tư 31/2011/TT-BYT đó là những thuốc dự trữ hạn chế sử dụng và những thuốc (**) được quy định bởi HĐT&ĐT, Giám đốc bệnh viện bao gồm những thuốc đắt tiền, khi cần thiết sử dụng cần phải hội chẩn khoa, bệnh viện và được Giám đốc phê duyệt. Bệnh viện đã xây dựng riêng một danh mục bao gồm thuốc (*) 54 khoản; thuốc (**) 8 khoản và được quản lý chặt chẽ. Qua kết quả nghiên cứu việc sử dụng những thuốc (*) và (**) có biên bản hội chẩn khoa, bệnh viện và được Giám đốc phê duyệt đạt 98,7%. Tỷ lệ này cao hơn so với Bệnh viện phổi Trung ương chỉ có 78% quy định sử dụng thuốc(*) và 33,3% tuân thủ quy định sử dụng thuốc có ký duyệt của Giám đốc [25]
Bệnh viện đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện nên tất cả những thuốc trong danh mục sau khi nhập vào khoa dược đều được thể hiện trên máy. Các bác sĩ chỉ được phép kê đơn những thuốc được thể hiện trên máy, khoa dược kiểm tra đơn thuốc của bác sĩ kê phù hợp với danh mục khoa dược và in phiếu xuất. Chính nhờ tính ưu việc của phần mềm quản lý bệnh viện mà việc quản lý về danh mục, số lượng xuất nhập tồn, hạn sử dụng thuốc được thuận tiện hơn góp phần vào việc quản lý hệ thống danh mục bệnh viện tiện ích và khoa học hơn.