Để đáp ứng nhu cầu thuốc trong khám và điều trị tại bệnh viện. HĐT&ĐT bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã xây dựng một danh mục thuốc tương đối đầy đủ với 1022 khoản trên 26 nhóm thuốc trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẫn chiếm 22,3%; thuốc tim mạch 16,3%; thuốc
90
tiêu hóa 10%, phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện với 17 nhóm bệnh được phân loại theo mã ICD, bệnh nhiễm trùng, tim mạch và tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao. Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao cũng giống như các nghiên cứu của Vũ Bích Hạnh ở Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn; Hoàng Thị Minh Hiền tại Bệnh viện Hữu Nghị.
Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng dựa vào nguồn ngân sách quy định của BHYT, từ mức sống khó khăn từ người dân địa phương, đồng thời
cũng hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và Quyết định số 4824/QĐ-BYT của Bộ Y tế phê duyệt dự án “Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Cũng như một số bệnh viện trong toàn quốc,
bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã xây dựng danh mục thuốc với tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm 46,5%, thuốc ngoại nhập 53,5% so với các nghiên cứu của Trịnh Quang Chung Viện bỏng Quốc gia tỷ lệ thuốc nội 28,4%; nghiên cứu của Lương Thị Thanh Huyền bệnh viện Trung ương 108 thuốc nội chiếm 30,4%; nghiên cứu của Đặng Thị Hoa bệnh viện Nhi Thanh Hóa tỷ lệ thuốc nội 48,2% [32]. Danh mục thuốc bệnh viện chủ yếu là thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ 87%, thuốc đa thành phần 13%; thuốc tên generic chiếm tỷ lệ 82,9% trong khi thuốc biệt dược chỉ chiếm 17,1% . Việc lựa chọn danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 tương đối phù hợp với hướng dẫn Thông tư 31/2011/TT-BYT về việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thuốc tên generic, thuốc đơn chất và thuốc sản xuất trong nước.
Kết quả phân tích ABC tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ thuốc nhóm A 12,7% chiếm 75,34% kinh phí; nhóm B 15,2%; chiếm 17,37% kinh phí; nhóm C 72,1% nhưng chỉ chiếm 7,29% kinh phí, phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (nhóm A 10-20%; nhóm B 10-20%; nhóm C 60-80%) [19].
Song song với phân tích ABC ta tiến hành phân tích VEN để xác định được nguồn kinh phí tập trung cho các thuốc thiết yếu hay không thiết yếu.
91
Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN đã cho ta thấy kinh phí sử dụng thuốc tập trung chủ yếu ở nhóm I (nhóm thuốc thiết yếu) với 78,5%, mặt khác nhóm thuốc sử dụng ít kinh phí ở nhóm III (nhóm thuốc không thiết yếu) với 1,4%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung (nhóm I chiếm 71,3%; nhóm II 25,8%; nhóm III 2,3%) [45]. Phần lớn kinh phí tập trung ở các nhóm thuốc kháng sinh 38,2%; thuốc tim mạch 12,0%; thuốc ung thư 9,3%; thuốc đường tiêu hóa 8,4% phù hợp với đặt thù bệnh viện. Tương tự Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2011, Kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng kinh phí sử dụng thuốc [29]
Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trong những năm gần đây, kinh phí sử dụng thuốc thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009 – 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện chiếm chiếm tỷ trọng 47,9% (2009) và 58% (2010) trong tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [12].
Theo thống kê của quỹ BHYT, chi phí về thuốc ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ BHYT. Theo thống kê năm 2010, tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT chiếm 60% tổng chi khám chữa bệnh của quỹ. Tỷ lệ này tăng lên 61,3% trong năm 2011 và giảm xuống còn 60,6% năm 2012.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013. Kinh phí sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ 35,5 %, tuy vẫn còn vượt so với tỷ lệ khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới - chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên ở mức 25% so với tổng chi phí khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể chấp nhận được so với thống kê của Cục quản lý khám chữa bệnh cũng như quỹ BHYT.
Với đề án được phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế “Người Việt Nam ưu
92
chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện, trong đó tiêu chí thuốc sản xuất trong nước có chất lượng cao, giá thành hợp lý sẽ được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy kinh phí sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 34,33%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ sử dụng thuốc Việt Nam tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2012 (30,4%), kết quả này cũng nằm trong khoảng nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012, giá trị sử dụng thuốc nội của các bệnh viện tuyến tỉnh từ 13,3% - 57,1% [34] .