Phân tích kinh phí sử dụng thuốc năm 2013

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 54)

3.1.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 theo phương pháp phân tích ABC ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC

Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nhóm A 130 12,7 49.546 75,34 Nhóm B 155 15,2 11.423 17,37 Nhóm C 737 72,1 4.794 7,29 Tổng 1.022 100 65.763 100

55 12,7 75,34 15,2 17,37 72,1 7,29 0 20 40 60 80 Nhóm A Nhóm B Nhóm C Số lượng Kinh phí Hình 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC

Theo phân tích ABC thuốc nhóm A chiếm tỷ lệ 12,7% chủng loại nhưng chiếm tới 75,34% tổng kinh phí; thuốc nhóm B chiếm 15,2% chủng loại với 17,37% tổng kinh phí và thuốc nhóm C tuy chiếm tới 72,1% chủng loại nhưng chỉ tốn khoảng 7,29% tổng kinh phí.

3.1.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN

Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phân loại VEN được thể hiện như sau:

Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN

Kinh phí Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nhóm V 115 11,3 18.019 27,4 Nhóm E 804 78,7 42.877 65,2 Nhóm N 103 10 4.867 7,4 Tổng 1.022 100 65.763 100

Thuốc nhóm V là các thuốc sống còn, với 11,3% số lượng thuốc trong danh mục và chiếm 27,4% tổng kinh phí sử dụng thuốc năm 2013

Thuốc nhóm E là các thuốc thiết yếu, với 78,7% số lượng thuốc trong danh mục chiếm 65,2% tổng kinh phí sử dụng thuốc năm 2013.

56

Thuốc nhóm N là những thuốc không thiết yếu, chiếm tỷ lệ tương đối thấp cả về số lượng và kinh phí (10% số lượng thuốc trong danh mục chiếm 7,4% kinh khí sử dụng).

3.1.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III

Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III có kết quả như sau:

Bảng 3.12. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III

Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nhóm I 182 17,8 51.624 78,5 Nhóm II 743 72,7 13.218 20,1 Nhóm III 97 9.5 921 1,4 Tổng 1.022 100 65.763 100

Kết hợp phân tích ABC, VEN theo 3 phân nhóm ta được kết quả:

Nhóm I: là những thuốc sử dụng kinh phí lớn, thiết yếu bao gồm: AV,AE,AN,BV,CV. Chiếm tỷ lệ nhỏ 17,8% số lượng thuốc nhưng chiếm đa phần kinh phí sử dụng 78,5%.

Nhóm II: ít quan trọng hơn bao gồm BE,BN,CE. Với tỷ lệ tương đối lớn 72,7% số lượng thuốc nhưng chỉ chiếm 20,1% về kinh phí.

Nhóm III: không thiết yếu, sử dụng ít kinh phí CN. Chiếm lượng nhỏ kinh phí (1,4%) với 9,5% số lượng thuốc.

3.1.2.4. Phân tích kinh phí sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý Phân tích nhóm điều trị giúp cho chúng ta: Phân tích nhóm điều trị giúp cho chúng ta:

- Xác định được những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất.

- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý

- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.

57

- Giúp HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế. Kết quả phân tích kinh phí sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý được trình qua bảng sau:

Bảng 3.13. Phân tích kinh phí sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Stt Nhóm Kinh phí

(triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc gây mê - tê 1.170 1,8

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non

steroid, trị gút và các bệnh xương khớp 2.152 3,3 3 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẫn 25.107 38,2

4 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn

dịch 6.395 9,7

5 Thuốc tác dụng đối với máu 2.273 3,5

6 Thuốc tim mạch 7.910 12,0

7 Thuốc đường tiêu hóa 5.492 8,4

8 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống

nội tiết 1.670 2,5

9 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải 4.142 6,3

10 Khoáng chất & Vitamin 1.796 2,7

11 Các nhóm khác 7.656 11,6

Tổng 65.763 100

Các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ kinh phí lớn tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 bao gồm thuốc kháng sinh 38,2%; nhóm thuốc tim mạch 12%; nhóm thuốc điều trị ung thư 9,7%; nhóm thuốc đường tiêu hóa 8,4%. Điều này chứng tỏ tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của BVĐKQN năm 2013.

58

3.1.2.5. Kinh phí sử dụng thuốc theo khối điều trị tại BVĐKQN.

Bảng 3.14. Kinh phí sử dụng thuốc theo khối điều trị

Khối điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Điều trị nội trú 651 63,7 51.237 77,91 Điều trị ngoại trú 371 36,3 14.526 22,09 Tổng 1.022 100 65.763 100

Đa phần kinh phí sử dụng chủ yếu tập trung cho khối điều trị nội trú chiếm khoảng 77,91% tổng kinh phí thuốc toàn viện, Chỉ 22,9% kinh phí dành cho điều trị ngoại trú.

3.1.2.6. Kinh phí sử dụng thuốc theo đối tượng tại BVĐKQN

Các đối tượng tham gia khám và điều trị tại bệnh viên đa khoa Quảng Nam năm 2013 rất đa dạng đủ mọi thành phần, mọi đối tượng từ cán bộ, công an, nhân dân…có những đối tượng có bảo hiểm y tế, miễn phí hoặc đóng viện phí, chính vì vậy nguồn kinh phí sử dụng cho các đối tượng cũng khác nhau được trình bày:

Bảng 3.15. Kinh phí sử dụng theo đối tượng

Đối tượng Kinh phí

(triệu đồng) Tỷ lệ (%) Bảo hiểm y tế 59.278 90,1 Viện phí 4.999 7,6 Miễn phí 188 0,3 Các đối tượng khác 1.298 2,0 Tổng 65.763 100

Qua kết quả nghiên cứu nguồn kinh phí thuốc sử dụng chủ yếu cho đối tượng bảo hiểm y tế với 59.278 triệu đồng chiếm 90,1% tổng kinh phí sử dụng tại BVĐKQN năm 2013; đối tượng viện phí với 4.999 triệu đồng chiếm 7,6%

59

tổng kinh phí; đối tượng miễn phí chiếm khoảng nhỏ 0,3%; ngoài ra còn một số tượng khác như công an, bệnh nhân thuộc chương trình Life-Gap chiếm 2,0%.

3.1.2.7. Kinh phí sử dụng thuốc theo khoa lâm sàng

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam với mô hình tổ chức gồm 18 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng với chỉ tiêu giường bệnh của từng khoa khác nhau vì thế kinh phí sử dụng thuốc của từng khoa cũng thay đổi được trình bày như sau:

Bảng 3.16. Kinh phí sử dụng thuốc theo khoa lâm sàng tại BVĐKQ

Stt Khoa Số giường (chỉ tiêu) Kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Nội tổng hợp 80 6.807 10,4 2 Nội tim mạch 55 2.680 4,1

3 Nội thận – tiết niệu 45 4.285 6,5

4 Ngoại tổng hợp 80 3.711 5,6 5 Ngoại chấn thương 95 5.990 9,1 6 Sản 75 1.631 2,5 7 Y học nhiệt đới 20 681 1,0 8 Mắt 20 355 0,5 9 Răng hàm mặt 20 290 0,4 10 Tai mũi họng 20 239 0,4 11 Phục hồi chức năng 25 319 0,5 12 Hồi sức chống độc 20 8.759 13,3 13 Ung bướu 20 9.491 14,4 14 Lão khoa 25 876 1,3 15 Khác 19.649 29,9 Tổng 600 65.763 100

60 10.35 14.43 13.32 9.11 6.52 46.27

Nội TH UB HSCĐ Ngoại CT Nội thận Khác

Hình 3.12. Kinh phí sử dụng thuốc theo khoa lâm sàng

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy phần lớn kinh phí sử dụng thuốc đều tập trung vào các khoa lớn có số lượng bệnh nhân tương đối nhiều như: Nội tổng hợp (10,4%), ngoại chấn thương (9,1%). Một số khoa tuy chỉ tiêu giường bệnh thấp nhưng điều trị những thuốc đắt tiền làm cho kinh phí điều trị tăng như khoa ung bướu (14,4%), hồi sức chống độc (13,3%). ngoài ra còn một số chuyên khoa lẻ số lượng bệnh nhân ít với mức độ sử dụng thuốc hợp lý nên kinh phí sử dụng thuốc ở các khoa này thấp hơn nhiều so với các khoa khác.

3.2. Đánh giá một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 khoa Quảng Nam năm 2013

3.2.1. Quản lý sử dụng danh mục thuốc tại BVĐKQN.

Tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam danh mục thuốc được xây dựng mỗi năm một lần và được xây dựng theo tên hoạt chất chính, mỗi hoạt chất có khoản 3 tên thuốc (một thuốc có nguồn gốc châu Âu ; một thuốc thuộc châu Á và một thuốc sản suất tại Việt Nam). Danh mục thuốc bệnh viện được HĐT&ĐT xây dựng dựa trên danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế ban hành, từ nhu cầu thực tế sử dụng của các khoa lâm sàng, mô hình bệnh tật và nguồn kinh phí của bệnh viện. Sau khi HĐT&ĐT thống nhất thông qua, danh mục được trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và ban hành trong toàn viện.

61

Danh mục thuốc được gởi tới các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế toán làm hợp đồng mua bán với các công ty.

Hoạt động quản lý danh mục thuốc bệnh viện theo hai hệ thống: quản lý danh mục thuốc nội trú và quản lý danh mục thuốc ngoại trú.

3.2.1.1. Quản lý sử dụng danh mục thuốc ngoại trú tại BVĐKQN: Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, nên tất cả những thuốc nhập vào kho ngoại trú đều được vào máy tính trên phần mềm quản lý danh mục thuốc ngoại trú. Thuốc sau khi được kiểm nhập, bộ phận thống kê của khoa Dược có trách nhiệm nhập các thông tin các thuốc vào hệ thống máy tính với đầy đủ các nội dung:

- Tên thuốc (generic) trừ các trường hợp thuốc đa thành phần thì điền tên biệt dược

- Nồng độ hoặc hàm lượng,đơn vị tính; số lô; hạn sử dụng; nước sản xuất; hãng sản xuất

- Giá tiền; số lượng; nhóm tác dụng dược lý. - Kho sử dụng ngoại trú

Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên, thuốc sẽ tự động cập nhập vào máy, và khoa Dược sẽ mở khóa để các phòng khám có thể kê đơn thuốc. Bộ phận thống kê dược có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc xuất nhập tồn, thủ kho có nhiệm vụ theo dõi số lượng, hạn sử dụng trên máy để tiện trong việc dự trù tránh để tồn kho quá nhiều, để thuốc hết hạn, các bác sĩ có thể chủ động trong việc kê đơn như biết được số lượng; giá tiền của từng thuốc và đặc biệt là không có sự kê đơn sai tên thuốc. Bộ phận dược lâm sàng sẽ kiểm tra tình hình kê đơn thuốc ngoại trú: phù hợp với chỉ định, tương tác thuốc, lạm dụng và quy chế kê đơn và báo cáo về Trưởng khoa Dược trình HĐT&ĐT xem xét loại bỏ ra khỏi danh mục những thuốc thường lạm dụng.

Bệnh nhân ngoại trú sau khi khám bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc trên hệ thống mạng vi tính, bằng phiếu khám chữa bệnh ngoại trú và được duyệt tại phòng bảo hiểm y tế sau đó nhận thuốc tại kho cấp phát thuốc ngoại trú.

62

3.2.1.2. Quản lý sử dụng danh mục thuốc nội trú tại BVĐKQN

Danh mục thuốc nội trú sử dụng tại BVĐKQN được cập nhật, sử dụng và quản lý theo qui trình chặt chẽ, được giám sát bởi: HĐT&ĐT, khoa Dược, phòng Tài chính kế toán, Bảo hiểm y tế.

Bác sĩ điều trị kê đơn vào hồ sơ bệnh án, điều dưỡng các khoa lâm sàng dựa trên danh mục thuốc của BVĐKQN hiện có được thể hiện trên máy tính để tổng hợp thuốc vào các phiếu lĩnh thuốc khác nhau (phiếu lĩnh thuốc viên, phiếu lĩnh thuốc nước, phiếu lĩnh thuốc nghiện, hướng tâm thần). Trong trường hợp những thuốc có kê trong hồ sơ bệnh án nhưng không có trong danh mục hiện có tại bệnh viện hoặc có trong danh mục thuốc bệnh viện nhưng đã hết số lượng thì điều dưỡng sẽ báo cho bác sĩ kê đơn biết để thay đổi thuốc khác thay thế.

Bộ phận cấp phát thuốc của khoa dược BVĐKQN có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu phiếu lĩnh thuốc của các khoa lâm sàng với danh mục hiện có tại bệnh viện trên máy tính kho cấp phát. Sau khi kiểm tra xong chuyển sang bộ phận thống kê dược để làm phiếu xuất thuốc. Toàn bộ phiếu xuất thuốc của khoa dược và phiếu lĩnh thuốc ở các khoa lâm sàng được chuyển cho Trưởng khoa dược ký, sau đó điều dưỡng các khoa lâm sàng lĩnh thuốc tại các kho.

3.2.1.3. Quản lý sử dụng thuốc trong danh mục tủ thuốc trực

Tất cả các khoa lâm sàng và một số khoa cận lâm sàng tại BVĐKQN đều có tủ thuốc trực, danh mục tủ thuốc trực do các khoa lâm sàng tự xây dựng gởi về khoa Dược kiểm tra, đối chiếu với các thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện, loại bỏ một số thuốc không cần thiết, tùy theo từng khoa mà cơ số và số lượng thuốc có sự thay đổi, thuốc trong tủ thuốc trực chủ yếu là những thuốc cấp cứu. Danh mục thuốc tủ trực ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng được Giám Đốc bệnh viện phê duyệt.

Hàng ngày điều dưỡng trực kiểm tra tủ thuốc trực lúc giao nhận ca theo đúng danh mục và cơ số thuốc theo đúng qui định.

63

BVĐKQN thành lập Hội đồng kiểm kê tủ thuốc trực bao gồm nhân viên khoa dược, điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng, bộ phận thống kê dược kiểm tra tủ thuốc trực mỗi quý một lần. Tổng hợp báo cáo gởi Giám đốc bệnh viện.

Kết quả kiểm tra tủ thuốc trực ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng năm 2013 tại BVĐKQN phát hiện một số tồn đọng sau cần phải được chấn chỉnh.

Bảng 3.17. Quản lý thuốc trong danh mục tủ thuốc trực

Stt Nội dung Trường hợp

1 Thuốc hết hạn 2

2 Thuốc chuyển màu (kém chất lượng) 3

3 Không có sự luân chuyển thuốc trong tủ trực 8 4 Chưa bổ sung kịp thời số lượng các thuốc đã sử

dụng 3

Qua nghiên cứu cho thấy năm 2013 tại BVĐKQN, việc quản lý và sử

dụng thuốc trong danh mục tủ thuốc trực ở các khoa còn nhiều điều bất cập, có những thuốc trong tủ thuốc trực nhiều khoa phòng ít sử dụng đến dẫn đến hết hạn có 2 trường hợp, hoặc để thuốc chuyển màu kém chất lượng 3 trường hợp. Một số khoa phòng không chú ý đến sự luân chuyển thuốc trong tủ trực 8 trường hợp dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc trong điều trị. Cũng có 3 trường hợp sau khi đã sử dụng hết một số thuốc trong tủ trực lại không bổ sung kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác cấp cứu cho người bệnh.

3.2.1.4. Quản lý việc thay đổi thuốc trong danh mục tại BVĐKQN Hằng tháng HĐT&ĐT BVĐKQN họp để đánh giá tình hình sử dụng Hằng tháng HĐT&ĐT BVĐKQN họp để đánh giá tình hình sử dụng thuốc ở các khoa lâm sàng, Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất các ý kiến liên quan đến thuốc và công tác điều trị. HĐT&ĐT cũng đề nghị bổ sung những thuốc mới đáp ứng điều trị lâm sàng có trong danh mục thuốc BHYT thanh toán, loại bỏ những thuốc không đủ chất lượng theo Thông báo của Cục quản lý dược, thuốc không đáp ứng điều trị, những thuốc có dấu hiệu lạm dụng. Việc bổ sung

64

và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục đều thông qua ý kiến của HĐT&ĐT và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.18. Một số thay đổi trong danh mục thuốc

Stt Nội Dung Lý do Số

lượng Tổng 1 Thuốc bổ sung vào

danh mục bệnh viện Triển khai kỹ thuật mới 8 8 Hiệu quả điều trị không rõ 5

Thuốc kém chất lượng 2 2

Thuốc loại bỏ khỏi danh mục (không sử dụng) Thuốc lạm dụng 4 11 3 Thuốc cần mua sử dụng ngoài danh mục BHYT

Yêu cầu điều trị 5 5

Qua kết quả nghiên cứu năm 2013 tại BVĐKQN có thêm 8 khoản thuốc được bổ sung vào danh mục phần lớn chủ yếu tập trung ở các thuốc ung bướu, tim mạch, hồi sức, loại ra khỏi danh mục 11 khoản thuốc trong đó hiệu quả điều trị không rõ 5 khoản; thuốc kém chất lượng thu hồi theo Thông báo của Cục quản lý dược 2 khoản; thuốc bị lạm dụng nhiều 4 khoản. Ngoài ra mua ngoài danh mục BHYT 5 khoản để đáp ứng nhu cầu điều trị.

3.2.1.5. Quản lý sử dụng các thuốc đặc biệt trong danh mục

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 54)