Bàn luận về hoạt động thông tin thuốc, theo dõi ADR và công tác dược

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 97)

dược lâm sàng trong quản lý sử dụng thuốc.

Theo Quyết định số 991/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 24/3/2009, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) được giao nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao kiến thức và cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động Cảnh giác dược cho các cán bộ y tế và người bệnh.

Trong năm 2012, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng và ban hành cuốn “ Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” Hướng dẫn này đã cập nhật các thông tin mới, phù hợp với các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của công tác bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc ở Việt Nam.

Để triển khai và thực hiện, hàng năm HĐT&ĐT Bệnh viện đa khoa Quảng Nam thành lập tiểu ban thông tin thuốc, theo dõi ADR với nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin liên quan đến thuốc, sử dụng thuốc, thông báo kịp thời cho lâm sàng về tình hình kháng thuốc, tương tác thuốc, thông tin về thuốc mới, thuốc kém chất lượng hoặc các phản ứng phụ của thuốc gây ra.

Trong năm 2013, Đơn vị thông tin thuốc của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã thực hiện được 55 lần thông báo cho tất cả các bác sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện về tình trạng thuốc hết, thuốc mới, thuốc thay thế (17 lần); thông báo về phản ứng có hại của thuốc (11 lần); thông báo về tình trạng kháng thuốc tại bệnh viện (2 lần); thông báo những thuốc cần thu hồi (9 lần); thông báo về chất lượng thuốc, thuốc cấm lưu hành, hạn chế sử dụng từ Cục quản lý dược, Sở y tế (16 lần). Đơn vị thông tin thuốc cũng đã tư vấn cho bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú với nhiều hình thức khác nhau, có thể tư vấn

98

trực tiếp hoặc qua điện thoại: tư vấn về liều dùng, cách dùng và cách pha thuốc 89 lần; tư vấn về cơ chế tác dụng, dược động học của thuốc 18 lần; tư vấn về tương tác thuốc, tương kỵ 8 lần; tư vấn sử dụng thuốc cho một số bệnh nhân đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, suy gan, suy thận, trẻ em 27 lần; tư vấn về thay thế thuốc 32 lần. Đơn vị thông tin thuốc cũng rất chú trọng đến các phản ứng có hại của thuốc, trong năm 2013 đã xảy ra 11 trường hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau, đa phần do cơ địa bệnh nhân 63,6%; nguyên nhân do thuốc 18,2%; do tương tác thuốc 9,1% và do người sử dụng 9,1%. Tất cả các phản ứng có hại của thuốc đơn vị thông tin thuốc đều tổng hợp và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Song song với các hoạt động về thông tin thuốc và theo dõi ADR, bệnh viện cũng chú trọng đến công tác dược lâm sàng, tuy nhiên vấn đề triển khai công tác dược lâm sàng còn rất nhiều khó khăn như: trình độ chuyên môn, của dược sĩ, các công cụ hỗ trợ (phần mềm cảnh báo tương tác), tài liệu...nên hoạt động công tác dược lâm sàng của bệnh viện còn hạn chế, chủ yếu thực hiện một số công việc thông thường như kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra việc kê đơn trong HSBA, tham gia bình đơn thuốc, bình bệnh án tại các buổi giao ban viện, tập huấn cho bác sĩ, nhân viên y tế nguyên tắc sử dụng thuốc.

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã giúp cho việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược ngày càng tốt hơn, nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và giảm bớt chi phí điều trị cho người bệnh, tiết kiệm được nguồn ngân sách dành cho công tác khám chữa bệnh. Đơn vị thông tin thuốc cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý.

99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu về các hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 cho thấy:

1. Về cơ cấu danh mục thuốc và kinh phí sử dụng thuốc năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 được HĐT&ĐT xây dựng dựa trên các yếu tố: mô hình bệnh tật, danh mục thuốc chủ yếu, thiết yếu của Bộ Y tế, các hướng dẫn điều trị chuẩn và nguồn kinh phí của bệnh viện.

Danh mục bao gồm 1022 khoản với đầy đủ 26 nhóm thuốc điều trị, số lượng thuốc ở từng nhóm không đồng đều, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẫn chiếm tỷ lệ cao 22,3%; nhóm thuốc tim mạch 16,3%; nhóm thuốc tiêu hóa 10%, trong khi số số nhóm thuốc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể thậm chí có nhóm chỉ vài thuốc.

Để hưởng ứng cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt

Nam” do Bộ Y tế phát động. HĐT&ĐT chú tâm đưa những thuốc chất lượng

sản xuất trong nước vào trong danh mục nhằm giảm bớt kinh phí điều trị cho người bệnh, quản lý được nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Với 46,5% thuốc sản xuất trong nước có trong danh mục, đây là một tỷ lệ tương đối cao so với các năm trước thông thường khoảng 30% – 35%. Đây là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của nghành Dược Việt Nam trong tương lai cho việc thay thế dần các thuốc ngoại nhập.

Trong danh mục thuốc bệnh viện, tỷ trọng thuốc đơn thành phần chiếm chủ yếu với 889 khoản chiểm tỷ lệ 87%, thuốc đa thành phần chiếm 13%. Thuốc tên generic chiếm tỷ lệ 82,9% trong khi thuốc biệt dược chỉ chiếm 17,1%.

Việc lựa chọn danh thuốc thuốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 tương đối phù hợp với hướng dẫn Thông tư 31/2011/TT-BYT về việc lựa chọn

100

thuốc thành phẩm theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thuốc tên generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước.

Nguồn kinh phí sử dụng thuốc chủ yếu tập trung ở 4 nhóm thuốc là kháng sinh (38,2% kinh phí); thuốc tim mạch (12,0% kinh phí); thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch (9,7% kinh phí) và thuốc đường tiêu hóa (8,4% kinh phí) trong khi thuốc bổ trợ và vitamin chỉ chiếm 2,7% kinh phí.

Bệnh viện cũng đã lựa chọn thuốc sử dụng hợp lý đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện, hạn chế sử dụng các thuốc bổ trợ và vitamin. Với 17,8% theo chủng loại ở nhóm I chiếm 78,5% kinh phí; 72,7% chủng loại thuốc nhóm II chiếm 20,1% kinh phí còn lại những thuốc nhóm III không thiết yếu chiếm tỷ lệ nhỏ 1,4% kinh phí. Bệnh viện cũng ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước với hơn 22,5 tỷ chiếm tỷ lệ 34,33% cao hơn nhiều so với các năm trước đây. 2. Về hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại BVĐK Quảng Nam năm 2013.

Hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam được thực hiện ngoài các quy định, quy chế của Bộ Y tế còn tự đưa ra các quy định cụ thể nhằm mục đích tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Bệnh viện đã quy định tỷ lệ sử dụng thuốc cho từng khoa phòng từ 20% - 40% trừ khoa Ung bướu 60% và Hồi sức chống độc 50%. Tuy nhiên, đa phần các khoa đều cố gắng thực hiện, một vài khoa tỷ lệ sử dụng thuốc còn cao vượt nhiều so với quy định như: Lão khoa vượt 16,6%; Ung bướu vượt 16,2%.

Bệnh viện đã xây dựng được quy trình cấp phát thuốc, quy trình quản lý sử dụng thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú. Nhờ phần mềm vi tính giúp cho công tác quản lý hàng tồn kho rất tốt, thuốc cung cấp đầy đủ đến các khoa lâm sàng về số lượng, chủng loại nhưng lượng hàng tồn cuối năm chỉ còn 0,89 tháng.

Thực hiện quy chế chuyên môn tương đối tốt: 100% ghi đầy đủ thông tin người bệnh, công khai thuốc cho từng bệnh nhân, đánh dấu thứ tự ngày dùng thuốc các thuốc kháng sinh, phóng xạ, nghiện, hướng thần, lao và corticoid; ghi

101

biên bản hội chẩn khi sử dụng những thuốc đặc biệt 98,7%; ghi đầu đủ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, khoảng cách các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc 81,6%; chỉ định thuốc theo trình tự đường dùng: tiêm, uống, đặt, dùng ngoài 95,2%. Tuy nhiên, quy định về khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân còn sơ sài, chưa chú tâm chỉ 38%.

Năm 2013, đơn vị thông tin thuốc của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã tư vấn và hướng dẫn cho bác sĩ, điều dưỡng về liều dùng, cách dùng, pha thuốc 89 lần; tư vấn về cơ chế tác dụng 18 lần; tương tác thuốc 8 lần; hướng dẫn sử dụng thuốc cho các bệnh nhân đặc biệt 27 lần; thông báo thay thế thuốc 23 lần. Ngoài ra, còn hướng dẫn sử dụng thuốc cho một số bệnh nhân ngoại trú. Bệnh viện cũng tổ chức bình bệnh án toàn viện mỗi tháng 01 lần; bình bệnh án, đơn thuốc tại các khoa lâm sàng 2 tuần 01 lần. Theo dõi và báo cáo ADR gởi đến trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi ADR, hàng tuần các dược sĩ làm công tác lâm sàng đều kiểm tra tình hình sử dụng thuốc trong HSBA, hằng quý kiểm tra tủ thuốc trực.

102 KIẾN NGHỊ

- Để tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý, Bệnh viện cần phải đưa các công cụ phân tích ABC, VEN… vào trong tiêu chí khi xây dựng danh mục bệnh viện, để kịp thời phát hiện và loại bỏ những thuốc không cần thiết trong danh mục.

- Cần phải đào tạo chuyên trách dược sỹ lâm sàng, dược sĩ làm công tác thông tin thuốc, đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu chuyên môn, đặc biệt phải đầu tư một phần mềm cảnh báo tương tác thuốc.

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ và nhân viên y tế, giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, bình bệnh án, bình đơn thuốc.

- Cần chú trọng hơn nữa đến việc khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh trước khi kê đơn, để làm giảm tối thiểu những phản ứng không mong muốn của thuốc đối với bệnh nhân.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản y học, Hà

Nội.

2. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2003), Nhu cầu thuốc, các phương pháp

xác định nhu cầu thuốc. Giáo trình kinh tế dược, trang 203 – 217, Trường Đại

học Dược Hà Nội.

3. Bộ y tế (2008), Ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại

các cơ sở khám chữa bệnh. Quyết định 05/2005/QĐ-BYT ngày 1/2/2008.

4. Bộ y tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ

yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011.

5. Bộ y tế (2004), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế về việc chấn chỉnh công

tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Chỉ thị số 05/2004/CT-

BYT ngày 16/4/2004.

6. Bộ y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ IV ban hành

kèm theo Quyết định số 228/1999/QĐ-BYT ngày 28/7/1999.

7. Bộ Y tế (2011), Đánh giá kết quả thực hiện chăm sóc Quốc gia về thuốc

giai đoạn 1996 - 2010

8. Bộ Y tế (2009), Hội thảo chuyên đề - Đánh gía vai trò Hội đồng thuốc

và điều trị.

9. Bộ y tế - Bộ tài chính (2007), Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng

thuốc trong các cơ sở y tế công lập. Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-

BTC ngày 10/8/2007.

10. Bộ y tế (2005), Hướng dẫn điều trị, Nhà xuất bản y học

11. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có

giường bệnh, Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011

12. Bộ y tế (2011), “Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2010 và trọng

104

13. Bộ y tế (2001), Nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc. Quyết định

2701/2001/QĐ-BYT.

14. Bộ Y tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Quyết

định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008

15. Bộ y tế (2009), Quy định mới về sử dụng thuốc, Nhà xuất bảng y học. 16. Bộ y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội

17. Bộ y tế (2002), Quy chế dược bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 18. Bộ y tế (2005), Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, Hà Nội.

19. Bộ y tế (2003), Tập huấn “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Hồ Chí

Minh.

20. Bộ y tế (2006), Tổng kết công tác Hội đồng thuốc và điều trị, hoạt động

theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

21. Bộ y tế (1998), Về việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết

kiệm tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Chỉ thị 04/1998/CT-BYT.

22. Chính phủ (2004), Quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người,

Nghị định số 120/2004/NĐ-CP.

23. Nguyễn Thị Kim Chúc, Trần Khánh Toàn, Nguyễn Quỳnh Hoa,

Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách Quốc

gia về thuốc ở Việt Nam từ năm 1996 – 2004. Chương trình hợp tác y tế Việt

Nam – Thụy Điển.

24. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (2010), Báo cáo công tác khám, chữa

bệnh năm 2009 thực hiện Chỉ thị 06, thực hiện đề án 1816 và định hướng kế hoạch hoạt động 2010, Hội nghị tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2009

và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2010, Huế 1/2010

25. Nguyễn Thị Thanh Dung (2009), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng

thuốc tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009”, Luận văn Thạc sĩ Dược học,

Trường Đại học Dược Hà Nội.

26. Phạm Trí Dũng (2005), Chương trình tập huấn quản lý sử dụng thuốc

105

27. Nguyễn Tiến Dũng (2005), "Kiến thức, thái độ và thực hành kê đơn theo phát đồ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp của các thầy thuốc tại bệnh viện

huyện", Tạp chí y học Việt Nam (số 5/2005), tr.5-10

28. Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Sơn Nam (2011), " Phân tích sử dụng kinh phí một số nhóm thuốc tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 2 năm

2008 - 2009", Tạp chí Dược học, số 426 tháng 10/2011

29. Nguyễn Thị Song Hà, Hà Văn Thúy, Dương Ngọc Ngà (2012),

“ Phân tích một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện C tỉnh Thái

Nguyên năm 2011”, Tạp chí Dược học số 435 tháng 7/2012.

30. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế dược,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

31. Hoàng Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện

Hữu Nghị: thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ dược hoạc, Trường Đại học

Dược Hà Nội.

32. Đặng Thị Hoa (2014), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh

viện Nhi Thanh Hóa năm 2012, Luận án Dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường

Đại học Dược Hà Nội.

33. Hội đồng thuốc và điều trị (2006), Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Tổ

chức y tế thế giới, MSH.

34. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và

điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Thanh Hương (2010), Nghiên cứu việc quản lý sử dụng

kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)