TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 32)

1.3.1. Tình hình tiêu thụ thuốc ở Việt Nam trong những năm gần đây Chi phí về thuốc ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Quỹ BHYT, theo thống kê năm 2010 tổng chi phí tiền thuốc của Quỹ BHYT chiếm 60% tổng chi phí khám chữa bệnh của quỹ. Tỷ lệ này tăng lên 61,3% trong năm 2011, và 60,6% trong năm 2012. Đây là một tỷ lệ vượt xa khuyến cáo của TCYTTG – chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên ở mức 25% so với tổng chi phí khám, chữa bệnh. Trong khi tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm tăng từ 13,39 USD năm 2007 lên 19,77 USD năm 2009 và 27,60 USD năm 2011. Chi phí tiền thuốc hàng năm tăng từ 1.136.353.000 USD năm 2007 lên 1.696.135.000 USD năm 2009 và 2.432.500.000 USD năm 2011 [39].

Trong những năm gần đây, ngành dược đã có những thành tích nổi bật là đảm bảo tốt nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc như những năm trước đây. Số lượng và chủng loại thuốc trên thị

33

trường rất phong phú và đa dạng bên cạnh khoảng 13.268 thuốc/524 hoạt chất sản xuất trong nước và 15.552 thuốc/971 hoạt chất thuốc nước ngoài [39], đảm bảo được nhu cầu thuốc trong nước, tạo điều kiện cho thầy thuốc có khả năng lựa chọn trong điều trị.

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam tăng đáng kể qua các năm. Nếu như năm 1996, tổng giá trị thị trường chỉ là 340 triệu USD đã tăng lên tới 2 tỷ 384 triệu USD vào năm 2011. Kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người

tăng hàng năm, năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 21,6 % so với năm 2010 [39].

Bảng 1.1. Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm

Năm Giá trị 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị thuốc sử dụng (1.000 USD) 1.136.353 1.425.657 1.696.135 1.913.661 2.432.500 Tiền thuốc/ người/năm (USD) 13,4 16,6 19,8 22,6 27,6

Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách dành cho điều trị vốn còn hạn hẹp, làm cho người nghèo gặp khó khăn khi khám và chữa bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý còn làm giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ phản ứng có hại (ADR) của thuốc, kháng thuốc, thất bại trong điều trị và tăng nguy cơ tử vong.

Có thể nói rằng, mức độ tiêu thụ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam còn chiếm một tỷ lệ khá cao so với khuyến cáo của TCYTTG. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện theo hướng: thực trạng sử dụng thuốc và cơ cấu thuốc sử dụng tại các bệnh viện hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 32)