TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN, KHOA DƯỢC

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 38)

1.4.1.Tổng quan về bệnh viện:

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam được thành lập ngày 18-01-1997 với 500 giường bệnh kế hoạch. Từ năm 2009 bệnh viện tiếp tục phát triển là một bệnh viện hạng II, trực thuộc tỉnh Quảng Nam, với quy mô 600 giường bệnh theo kế

39

hoạch, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị ngày càng hiện đại.

Nhân lực:

Bảng: 1.3. Tình hình nhân lực bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Phân loại cán bộ - viên chức Biên chế Hợp đồng Tổng

1. Tổng số Bác sĩ 87 15 102 - Tiến sĩ 2 2 - Thạc sĩ 21 21 - Chuyên khoa II 6 6 - Chuyên khoa I 39 39 - Bác sĩ 19 15 34 2. Tổng số Dược 34 7 41 - Chuyên khoa I 2 2 - Dược sĩ đại học 4 4 - Dược sĩ trung học 25 7 32 - Dược sơ học 3 3 3. Tổng số điều dưỡng 187 37 224 4. Tổng số hộ sinh 39 12 51 5. Tổng số kỷ thuật viên Y 68 1 69 6. Tổng số hộ lý 9 65 74 7. Các cán bộ khác 46 15 61 Tổng số: 470 152 622

Tổng số nhân viên bệnh viện 622 trong đó biên chế nhà nước 470, hợp đồng 152, trình độ sau đại học 68 người; bác sĩ 36; Dược sĩ đại học 06; Cử nhân Y khoa 43; Kỹ sư 08; đại học khác 22; cao đẵng 19; trung hoc 327; sơ học 09; lao động phổ thông 86.

Với tình hình hiện nay, bệnh viện còn thiếu rất nhiều nhân lực đặc biệt là đội ngũ bác sĩ để làm việc, hy vọng trong thời gian tới với chính sách thu hút

40

nhân tài của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ cải thiện được tình hình nhân lực tại bệnh viện.

Tổ chức:

Hiện nay, bệnh viện có 32 khoa phòng: trong đó có 18 khoa lâm sàng (Nội tổng hợp; Nội tim mạch; Nội thận – tiết niệu; Da liễu; Ngoại tổng hợp; Ngoại chấn thương; Sản; Y học nhiệt đới; Y học cổ truyền; Phục hồi chức năng; Mắt; Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Lão khoa; Ung bướu; Hồi sức chống độc; Cấp cứu; Gây mê phẩu thuật; phòng khám), 08 khoa cận lâm sàng (Hóa sinh; Vi sinh; Huyết học truyền máu; Giải phẩu bệnh; Chẩn đoán hình ảnh; Dược; Kiểm soát nhiễm khuẫn; Dinh dưỡng) và 06 phòng chức năng (Tổ chức cán bộ; Kế hoạch tổng hợp; Vật tư trang thiết bị y tế; Hành chính quản trị; Tài chính kế toán; Điều dưỡng)

Song song với sự phát triển của nghành Y học hiện nay, đặc biệt chú trọng đến sự phát triển các chuyên khoa sâu. Bệnh viện cũng có kế hoạch trong tương lai sẽ tách một số khoa phòng mới như: Ngoại tiết niệu; Ngoại thần kinh; Nội tiêu hóa...để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.

Công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện đề án 1816 và bệnh viện vệ tinh.

Bệnh viện quan tâm đến việc luân chuyển cán bộ, chuyển giao công nghệ cho tuyến dưới tích cực theo đề án 1816. Năm 2013 bệnh viện cử 36 lượt nhân viên y tế hỗ trợ trong 4 lĩnh vực: Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Sản, Mắt; chuyển giao nhiều kỹ thuật cho các trung tâm y tế huyện Nam Trà My; Bắc Trà My; Quế Sơn; Trạm y tế xã đảo Tân Hiệp (Hội An).

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam là bệnh viện tuyến cuối cùng của tỉnh có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật cao như: tim mạch can thiệp, phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật ung thư vú, cắt tử cung toàn phần qua nội soi…

41 1.4.2. Tổng quan về khoa dược.

Sơ đồ tổ chức khoa dược

Hình 1.9. Sơ đồ tổ chức khoa dược Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Khoa dược là một khoa chuyên môn, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược hiện nay có tổng cộng 41 nhân viên trong đó có 34 biên chế, 07 hợp đồng . Dược sĩ đại học 06, dược sĩ trung học 32, dược tá 03. Hiện nay, đang có 07 nhân viên đang học dược sĩ đại học chuyên tu tại trường

Đại học y dược Huế, Đại học Dược Hà Nội.

Khoa Dược bệnh viện có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện, có nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị. Quản lý theo dõi việc nhập, cấp phát thuốc. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, theo dõi báo cáo ADR. Tham gia theo dõi và quản lý kinh phí sử dụng

TRƯỞNG KHOA DƯỢC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DƯỢC BỘ PHẬN THỐNG KÊ BỘ PHẬN KHO VÀ CẤP PHÁT BỘ PHẬN DƯỢC LÂM SÀNG - TTT BỘ PHẬN PHA CHẾ KHO VTYTTH KHO CẤP THUỐC NỘI TRÚ KHO CẤP THUỐC NGOẠI TRÚ KHO HÓA CHẤT

42

thuốc. Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. Phối hợp với các khoa lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

43 Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Các hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam: hoạt động kê đơn, hoạt động cấp phát thuốc, hoạt động tuân thủ điều trị, hoạt động thông tin thuốc - dược lâm sàng, hoạt động tư vấn sử dụng thuốc.

- Thành viên Hội đồng thuốc và điều trị, bác sĩ điều trị của các khoa có trong hồ sơ bệnh án, kê đơn, dược sĩ làm công tác lâm sàng, cấp phát, điều dưỡng tại khoa lâm sàng.

- Các báo cáo tổng kết hoạt động bệnh viện, khoa dược năm 2013 - Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc ở các khoa có trong mẫu nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu. Bệnh viện đa khoa Quảng Nam 2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2014 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Phân tích danh mục thuốc và kinh phí sử dụng tại bệnh viện năm 2013: Hồi cứu danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013, các Hồi cứu danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013, các báo cáo số liệu sử dụng thuốc, báo cáo tình hình bệnh tật tại bệnh viện từ đó phân tích và đánh giá về:

- Mô hình bệnh tật ở bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013. - Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013.

- Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý - Cơ cấu thuốc tại bệnh viện theo danh mục thuốc chủ yếu - Cơ cấu thuốc tại bệnh viện theo quy chế chuyên môn. - Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập - Cơ cấu thuốc theo tên generic – tên biệt dược

44

- Kinh phí sử dụng thuốc nhóm A theo phương pháp phân tích VEN - Kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC

- Kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích nhóm điều trị.

2.3.2. Khảo sát và phân tích một số hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013:

- Khảo sát việc sử dụng thuốc, thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú và trong hồ sơ bệnh án nội trú.

- Phân tích các chỉ số kê đơn:

+ Số thuốc kê trung bình trong một đơn. + Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên gốc. + Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.

+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu. - Phân tích chi phí sử dụng thuốc.

+ Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn ngoại trú + Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đợt điều trị nội trú

- Khảo sát hoạt động tư vấn và thông tin thuốc của khoa dược bệnh viện - Khảo sát hoạt động công tác dược lâm sàng tại bệnh viện

- Khảo sát hoạt động quản lý thuốc trong cấp phát tại khoa dược bệnh viện 2.4. Tiêu chí loại trừ:

- Các hồ sơ bệnh án không có chỉ định dùng thuốc - Bệnh nhân chuyển viện, bệnh nhân bỏ viện. - Các hồ sơ, chứng từ không hợp lệ.

2.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu:

Hồi cứu các tiêu chí để lựa chọn danh mục thuốc, các số liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 (báo cáo sử dụng, hóa đơn chứng từ mua thuốc, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc ngoại trú…).

2.6. Phương pháp thu thập các số liệu

- Dựa vào các yếu tố liên quan đến cơ cấu danh mục thuốc, kinh phí sử dụng thuốc tại bệnh viện:

45 + Danh mục thuốc bệnh viện năm 2013 + Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị.

+ Các báo cáo về mô hình bệnh tật tại Quảng Nam năm 2013 của Sở y tế. + Kinh phí sử dụng: Căn cứ vào các báo cáo sử dụng thuốc hàng tháng, quý, năm của phòng Tài chính kế toán, bộ phận thống kê dược.

- Dựa vào các yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc tại bệnh viện:

+ Lấy hồ sơ bệnh án năm 2013 từ phòng kế hoạch tổng hợp theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống.

+ Lấy đơn thuốc ngoại trú năm 2013 từ kho lưu trữ đơn thuốc của khoa dược. + Thu thập các số liệu về mua sắm, tồn trữ, cấp phát từ các chứng từ được lưu tại khoa dược bệnh viện.

+ Thu thập các biến số theo biểu mẫu (phụ lục 2), (phụ lục 3) 2.7. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:

- Cỡ mẫu:

Số đơn thuốc và bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. P(1 – P)

n = Z2(1-α/2) x

d2 n: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.

P: tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc nghiên cứu thử. Ta chọn cỡ mẫu là tối đa P = 0,5 khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất.

d: khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể. Chọn d = 0,05

α: Mức độ tin cậy, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%

Z: độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1 - α/2) với α = 0,05 tra bảng ta có Z = 1,96.

Hệ số tin cậy Z(1-α/2) phụ thuốc vào giới hạn tin cậy (1 – α) [1]. Thay vào công thức trên ta tính được n = 384,16

Trong nghiên cứu này chọn mẫu n = 400 trong đó: 400 đơn thuốc ngoại trú và 400 hồ sơ bệnh án cần thu thập số liệu để nghiên cứu (danh sách đơn thuốc ngoại trú và bệnh án nghiên cứu)

46 - Phương pháp chọn mẫu:

+ Đơn thuốc: trong năm 2013 có 162.606 lần khám bệnh tương ứng với 162.606 đơn thuốc ngoại trú được xếp theo thứ tự hàng tháng từ 1 đến 162.606 theo thời gian khám bệnh, 400 đơn thuốc được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:

k = N/n

k: khoảng cách lấy mẫu N: tổng số bệnh án năm 2013

n: Số mẫu cần nghiên cứu.(n = 400)

Khoảng cách lấy mẫu : k = 162.606/400 = 406,515 chọn k =406

Khoảng cách từ 1 đến 406 sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra số 1, đơn thuốc đầu tiên có số thứ tự là 407, các đơn thuốc tiếp có số 813; 1.219; 1.625... cho đến khi đủ 400 đơn thuốc.

+ Hồ sơ bệnh án: trong năm 2013 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam 35.422 lượt tương ứng với 35.422 HSBA.

Tương tự phương pháp chọn mẫu hệ thống k = 35.422/400 = 88,5 chọn k = 88 Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chọn số 1, HSBA đầu tiên là 89 tiếp sau đó lần lượt là: 177; 265; 353... đến khi đủ 400 HSBA.

- Địa điểm lấy mẫu

+ Đơn thuốc ngoại trú lấy tại khoa Dược

+ Bệnh án lấy tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa Quảng Nam. + Các tài liệu liên quan lấy tại Sở Y tế Quảng Nam, Phòng Tài chính kế toán, khoa dược bệnh viện.

2.8. Phương pháp phân tích số liệu:

Các dữ liệu tổng hợp được sử dụng để làm cơ sở khi tiến hành các phương pháp phân tích ABC, phân tích điều trị, phân tích VEN. Tất cả những phương pháp này đều là công cụ hết sức hữu hiệu để quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc. Dữ liệu tổng hợp về sử dụng thuốc có thể thu thập được từ nhiều nguồn trong hệ thống y tế bao gồm các chứng từ mua thuốc,

47

chứng từ lưu kho, báo cáo số lượng xuất – nhập – tồn, báo cáo sai sót trong điều trị và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR).

2.8.1. Phân tích ABC:

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.

 Các bước phân tích ABC: - Bước 1. Liệt kê các sản phẩm

- Bước 2. Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian)

- Số lượng các sản phẩm

- Bước 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

- Bước 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

- Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

- Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. - Bước 7. Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền

Thông thường, sản phẩm A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là của hạng C.

2.8.2. Phương pháp phân tích VEN.

(V: thuốc tối cần; E: thuốc thiết yếu; N: thuốc không thiết yếu)

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc

48

cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục tối cần, thiết yếu và không thiết yếu.

 Các bước phân tích VEN.

- Bước 1. Từng thành viên HĐT&ĐT sắp xếp các thuốc theo 3 loại V, E, N - Bước 2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất - Bước 3. HĐT&ĐT lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp - Bước 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ

những thuốc này nếu có thể.

- Bước 5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn. - Bước 6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ

hơn nhóm N.

2.8.3. Phân tích ma trận ABC/VEN

Là phương pháp phân tích kết hợp chéo giữa phân tích ABC và VEN,

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 38)