Hoạt động mua sắm tại BVĐKQN

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 66)

Phương thức mua sắm thuốc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013, bệnh viện mua thuốc theo kết quả trúng thầu của Sở Y tế Quảng Nam. Với 126 Công ty trúng thầu và ký kết hợp đồng với bệnh viện.

Một số thuốc không có trong kết quả trúng thầu nhưng cần thiết trong điều trị, bệnh viện mua theo hình thức báo giá sau khi có đề nghị của các khoa lâm sàng được HĐT&ĐT đồng ý và Giám đốc bệnh viện phê duyệt.

Lập dự trù mua thuốc

Trong tuần thứ 4 hàng tháng, khoa Dược lập kế hoạch dự trù mua thuốc cho tháng tiếp theo, dự trù phải căn cứ vào số lượng xuất nhập tồn, tình hình sử dụng trong tháng của các khoa lâm sàng và số lượng ký hợp đồng với các nhà cung ứng. Dự trù phải được Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Mỗi tháng dự trù 2 lần vào đầu tháng và giữa tháng. Việc chủ động dự trù hàng tháng sẽ tránh được

67

hiện tượng thiếu thuốc, giảm diện tích lưu kho, đảm bảo trong công tác bảo quản và đặc biệt hạn chế việc tồn đọng một lượng kinh phí lớn ở kho thuốc.

Kiểm nhập thuốc

Hội đồng kiểm nhập BVĐKQN được thành lập năm 2013 với đầy đủ các thành phần theo hướng dẫn của Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10-6-2011 của Bộ Y tế. Trong quá trình kiểm nhập thuốc năm 2013, Hội đồng kiểm nhập của BVĐKQN đã phát hiện một số sai sót từ các nhà cung ứng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.22. Một số sai sót trong cung ứng thuốc

Stt Nội dung sai sót Số lần

1 Viết sai hóa đơn 4

2 Thiếu thông tin trong hóa đơn 16

3 Thiếu, thừa số lượng 7

4 Thuốc không đạt chất lượng 3

5 Điều kiện bảo quản không đảm bảo 2

6 Vỡ, hỏng 5

Qua kết quả trên ta thấy trong năm 2013 Hội đồng kiểm nhập thuốc của BVĐKQN đã phát hiện được 37 trường hợp sai sót trong cung ứng thuốc bệnh viện, có 2 trường hợp không đảm bảo điều kiện bảo quản, 3 trường hợp thuốc không đạt chất lượng như đổi màu (thuốc nước), bong (viên nén), viết hóa đơn sai: nhầm tên thuốc, sai giá thành (4 trường hợp), đặc biệt những sai sót thường hay gặp là viết thiếu thông tin trong hóa đơn (16 trường hợp) như thiếu hàm lượng, nước sản xuất, hạn sử dụng, số lô.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quảng nam năm 2013 (Trang 66)