Sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả cho người bệnh là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 20/06/1996. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn thuốc và chủng loại thuốc ở Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Vì vậy, quản lý việc sử dụng thuốc là điều hết sức cần
26
thiết và cấp bách nhằm tránh những hậu quả cũng như tác hại do việc sử dụng thuốc không hợp lý gây ra.
Quản lý sử dụng thuốc là quản lý cả quy trình sử dụng thuốc từ chẩn đoán theo dõi, kê đơn, cấp phát thuốc đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh.
Hình 1.6. Quy trình sử dụng thuốc
Chẩn đoán theo dõi:
Chẩn đoán và điều trị bệnh là việc quan trọng và phức tạp. Muốn có kết quả điều trị tốt, ngay từ đầu bệnh nhân phải được thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân, liệt kê các thuốc mà người bệnh đã dùng trước đó, chỉ định các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng phù hợp, phối hợp hiệu quả các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bệnh đầy đủ và chính xác từ đó có hướng điều trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Kê đơn:
Đơn thuốc là một chỉ định điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phát đồ điều trị. Một đơn thuốc điều trị hiệu quả phải phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh, phù
Kê đơn Tuân thủ Điều trị Chẩn đoán Theo dõi Cấp phát Thuốc
27
hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa của bệnh nhân, phù hợp với tuổi và cân nặng, phù hợp với hướng dẫn điều trị và đặc biệt không được lạm dụng thuốc.
Việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc phải được kê đơn theo đúng quy định về kê đơn thuốc nội trú , ngoại trú [11], [14].
Cấp phát thuốc:
Khoa dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn điều trị, kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát, tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để đảm bảo người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian. Thuốc sau khi được đóng gói và dán nhãn sẽ được cấp phát cho bệnh nhân, trước khi cho người bệnh dùng thuốc điều dưỡng phải công khai thuốc cho bệnh nhân, kiểm tra thuốc so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng, đường dùng và chất lượng cảm quan của thuốc [11].
Tuân thủ điều trị:
Tuân thủ điều trị là tôn trọng và thực hiện một cách thật nghiêm túc toàn bộ các chỉ định của thầy thuốc. Cán bộ y tế cần phải hướng dẫn, thông tin kỹ lưỡng cho bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian. Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng với chỉ định của thầy thuốc, các khoa lâm sàng có trách nhiệm trong việc cho người bệnh dùng thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh.
Tuân thủ điều trị tốt có một ý nghĩa đáng kể tới việc cải thiện hiệu quả điều trị, giảm chi phí cho người bệnh.
Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện đã có sự chuyển biến trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân [21]. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong việc sử dụng thuốc không được hợp lý gây những hậu quả về kinh tế cũng như sức khỏe cho người bệnh. Một số bệnh viện có xu hướng dùng thuốc ngoại nhập với chi phí ngày càng cao mặt dù các xí nghiệp dược trong nước đã sản xuất được các thuốc cùng hoạt chất, chất
28
lượng tốt đạt chuẩn GMP với giá thành hợp lý. Theo thống kê, trong tổng chi phí khám chữa bệnh từ quỹ BHYT, chi phí cho tiền thuốc chiếm 50 – 60% (điều trị nội trú), 70 – 90% (điều trị ngoại trú). Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách dành cho điều trị vốn còn hạn hẹp, làm cho người nghèo gặp khó khăn khi khám và chữa bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý còn làm giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ phản ứng có hại (ADR) của thuốc, kháng thuốc, thất bại trong điều trị và tăng nguy cơ tử vong [47], [21].
Sử dụng thuốc chưa hợp lý do rất nhiều nguyên nhân như: thiếu đào tạo kiến thức sử dụng thuốc, thiếu thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác, hướng dẫn điều trị của Bộ y tế chưa nhiều, đặc biệt hơn là do cơ chế thị trường tác động đến việc cung ứng thuốc và kê đơn của bác sĩ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc.
Hình 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc [35]
Thông tin không đầy đủ Ảnh hưởng của công nghiệp Áp lực CV và nhân lực Hạ tầng cơ sở Mối quan hệ Quản lý Người bệnh dòi hỏi Văn hóa Thoái quen củ Thiếu hiểu biết Sử dụng thuốc
Thông tin Cá Nhân
Nơi làm
29
Trước thực trạng trên, BYT đã ban hành một số Thông tư, Chỉ thị… về việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện cần nhiều hoạt động đồng bộ, trong đó điều trước tiên là HĐT&ĐT cần xây dựng một danh mục thuốc chuẩn, giám sát việc kê đơn thường xuyên thông qua việc bình đơn thuốc và bình bệnh án [20].
Tăng cường giám sát sử dụng thuốc là việc làm thiết thực để đảm bảo cho người bệnh nhận và dùng đúng thuốc, đủ thuốc có chất lượng, giảm chi phí, đáp ứng được nhu cầu điều trị, hạn chế được những ADR. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu trong công tác giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Tóm lại, cung cấp thuốc là một chu trình khép kín từ việc lựa chọn – mua thuốc – tồn trữ và cấp phát đến việc giám sát sử dụng thuốc. Tất cả các bước đều rất quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc chất lượng cũng như việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân, chúng ta cần thực hiện tốt các bước trên cũng như việc thực hiện đúng các văn bản pháp luật về công tác dược bệnh viện mà Đảng và Nhà nước ban hành.
Theo WHO để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh tốt nhất, chúng ta cần thực hiện tốt vai trò của người thầy thuốc bằng cách động viên, tư vấn, hướng dẫn, giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả, an toàn.
30
Hình 1.8. Quy trình chăm sóc bằng thuốc của WHO [18]