Hình thức tư vấn (lần)
Stt Nội dung thông tin
Trực tiếp
Điện thoại 1 Tư vấn liều dùng, cách dùng, cách pha thuốc 7 82 2 Tư vấn cơ chế tác dụng, dược động học 3 15
3 Tư vấn tương kỵ, tương tác thuốc 1 7
4
Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, suy gan, suy thận
4 23
5 Tư vấn thuốc thay thế 17 15
6 Các tư vấn khác 6 11
Tổng 38 153
Năm 2013 bộ phận thông tin thuốc của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã tư vấn tổng cộng 191 lần, đa số là tư vấn qua điện thoại 153 lần chiếm tỷ lệ 80,1%; tư vấn trực tiếp 38 lần chiếm tỷ lệ 19,9%. Ngoài ra, còn tư vấn sử dụng thuốc cho một số bệnh nhân ngoại trú.
3.2.5.2. Vai trò các hoạt động theo dõi và báo cáo ADR trong quản lý sử dụng thuốc tại BVĐKQN sử dụng thuốc tại BVĐKQN
Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho người bệnh. Để dự phòng và giảm thiểu tác động của ADR cho bệnh nhân, việc tăng cường giám sát ADR tại BVĐKQN là nhiệm vụ hết sức cần thiết của đơn vị thông tin thuốc.
86
Kết quả khảo sát hoạt động theo dõi ADR của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 được trình bày bảng sau:
Nguyên nhân gây ra phản ứng có hại
Bảng 3.39. Kết quả hoạt động theo dõi và báo cáo ADR:
Stt Nguyên Nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Do cơ địa bệnh nhân 7 63,6
2 Do thuốc 2 18,2
3 Do tương tác thuốc 1 9,1
4 Do người sử dụng 1 9,1
Tổng 11 100
Qua kết quả khảo sát trong năm 2013 Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã xảy ra 11 phản ứng có hại của thuốc, trong đó có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cơ địa người bệnh với 7 trường hợp chiếm tỷ lệ 63,6%; 18,2% là do thuốc và 9,1% là do tương tác thuốc cũng như người sử dụng.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của ADR Bảng 3.40. Mức độ nghiêm trọng ADR
Mức độ Tần suất Tỷ lệ (%)
Tử vong 0 0
Đe dọa tính mạng 1 9,1
Kéo dài thời gian nằm viện 4 36,4
Tàn tật vĩnh viễn 0 0
Không nghiêm trọng lắm 6 54,5
Tổng 11 100
Qua kết quả trên ta thấy trong số 11 trường hợp ADR thì có 1 trường hợp đe dọa tính mạng chiếm 9,1%; kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân 45,4% và 4 trường hợp không nghiêm trọng lắm chiếm 36,4%.
87