Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trên được xác định như thế nào?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 55)

V. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG,

3. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trên được xác định như thế nào?

định như thế nào?

Do loại hành vi vi phạm của Công ty thuộc trường hợp quy định có mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên nên trên cơ sở đánh giá các số liệu cụ thể về lượng nước thải, mức độ vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của nước thải để xác định hành vi vi phạm của Công ty là hành vi được quy định tại khoản nào của Điều 10, căn cứ nguyên tắc xác định mức phạt cụ thể, thẩm quyền xử phạt trong trường hợp trên đượcxác định như sau:

* Nếu hành vi vi phạm được quy định áp dụng mức tiền phạt dưới 30.000.000 đồng thì những người có thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể là:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện. Căn cứ quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 (gọi tắt là Pháp lệnh XLVPHC), điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP:

Điều 29 Pháp lệnh XLVPHC quy định:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: ……

2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; ……”

Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

“……

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

……..”

+ Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh XLVPHC quy định:

“……

2. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

……..”

Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

“…

2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; …”

* Nếu hành vi vi phạm được quy định mức tiền phạt từ 30.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng thì những người có

thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch UBND cấp tỉnh (căn cứ Điều 40 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP; Điều 14, Điều 30 Pháp lệnh XLVPHC); Cục trưởng Cục cảnh sát môi trường (Điều 31 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 41 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP); Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường (Điều 42 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP); Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (Điều 38 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 42 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP).

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Điều 14 Pháp lệnh XLVPHC quy định:

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:

….

đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.

Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.”

Khoản 1, 2 Điều 30 Pháp lệnh XLVPHC quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

……..”

Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP:

“….

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: …. b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

……..”

+ Cục trưởng Cục cảnh sát môi trường

Khoản 7 Điều 31 Pháp lệnh XLVPHC quy định: “….

7. …. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

……..”

Khoản 4 Điều 41 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; …...”

+ Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường

Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

“3. Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng; ……….”

+ Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh XLVPHC quy định:

“3. Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

...”

Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

“4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; ……….”

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w