VI. BÌNH LUẬN MỘT SỐ VỤ VIỆC VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠ
1. Cơ sở pháp lý để khiếu nạ
Trường hợp trên, viên chức là người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức là một quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của đơn vị sử dụng lao động. Do các quy định pháp luật về vấn đề này có nhiều thay đổi nên cần phải xem xét tuỳ từng thời điểm cụ thể.
Nếu sự việc trên xảy ra trước thời điểm Luật Viên chức có hiệu lực (từ ngày 01/01/2012), sẽ căn cứ các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo để thực hiện việc khiếu nại.
Nếu sự việc xảy ra sau thời điểm Luật Viên chức có hiệu lực và trước khi Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực cần áp dụng các quy định của Luật Viên chức và Luật Khiếu nại, tố cáo.
Nếu sự việc xảy ra sau thời điểm Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực cần căn cứ các quy định của Luật Viên chức
và Luật Khiếu nại để áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Điều 3 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo quy định của Luật này.”
Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định đó. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Do đó, cần tuỳ theo viên chức đó thuộc đối tượng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập cấp nào để xác định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ví dụ, viên chức thuộc Sở quản lý, quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ là Giám đốc Sở, lần hai là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.