VII. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
2. Việc khiếu kiện của ông L có đúng pháp luật không?
Trong tình huống này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá hai điều kiện là thẩm quyền và thời hiệu khởi kiện.
- Về thẩm quyền của Toà án: Đơn khởi kiện vụ án hành chính của ông Tôn Thất L có nội dung “yêu cầu hủy Quyết định số 182/QĐ-XPHC ngày 23/6/2011, Quyết định 212/QĐ- XPHC ngày 21/7/2011 của Chi cục thuế quận 12” .
định hành chính có tiêu đề xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
nhưng nội dung là “áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế” nên dù chưa xác định chính xác đó là loại quyết định nào thì cũng vẫn thuộc thẩm quyền của Toà theo khoản 1 Điều 28 Luật TTHC. Quyết định số 212/QĐ-XPHC ngày 21/7/2011 của Chi cục thuế quận 12 ban hành sau khi có khiếu nại, tại Điều 1 có nội dung “sửa 1 phần căn cứ được nêu tại Quyết định số 182” nên cũng thuộc loại việc khoản 1 Điều 28 Luật TTHC và được giải thích tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP.
Quyết định số 233/CCT ngày 17/11/2011 của Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 12 có nội dung “sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 182 và Quyết định số 212, nội dung được sửalà “Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt” có tính chất như Quyết định số 212.
Như vậy, 03 Quyết định hành chính của Chi cục Thuế quận 12 nói trên đều là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo tố tụng hành chính.
- Về thời hiệu khởi kiện
Trong vụ án này, ông L có khiếu nại trước khi khởi kiện và có sự khác nhau về thời điểm ban hành các quyết định hành chính. Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện vẫn đảm bảo theo quy định tại Điều 104 Luật Tố tụng hành chính đối với cả hai quyết định hành chính bị kiện.