Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 162)

XI. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM SỞ HỮU

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản, Đặng Mạnh H và Tạ Văn Th còn phải bồi thường toàn bộ số tài sản nêu trên cho chị Nguyễn Minh Th.

Vụ việc số 5

Lê Duy C, 35 tuổi, trú tại phường Hàng Kênh, quận Hồng Bàng, thành phố H, Cường là cháu ruột của vợ ông Đặng Đình Th - chủ cửa hàng kinh doanh vàng Huy Hoàng, địa chỉ: số 222 phố Đà Nẵng, quận H, thành phố H. Nguyễn Văn C được ông Đặng Đình Th nhận vào làm việc với vị trí là nhân viên cửa hàng vàng Huy Hoàng từ tháng 02/2007. Trong thời gian làm việc ở đây, C được mọi người nhận xét là một nhân viên nhiệt tình, năng động và rất trung thực, mặt khác C lại là cháu ruột của vợ nên thường xuyên được ông Th giao nhiệm vụ đem ngoại tệ lên Hà Nội đổi lấy tiền mặt. Lợi dụng điều này, C đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của cửa hàng.

Để thực hiện hành vi phạm tội, C đã bàn cùng Đinh Gia H (ở H) khi nào được cửa hàng giao nhiều tiền đem lên Hà Nội thì sẽ thông báo rồi cùng nhau tạo ra vụ cướp giả để chiếm đoạt. Sau khi bàn bạc, Lê Duy C và H đã rủ thêm Nguyễn Xuân T (ở H) cùng tham gia.

Ngày 27/01/2008, Lê Duy C được ông Đặng Đình Th, thay mặt cửa hàng giao cho 100.000 USD và 25.000 euro mang lên Hà Nội đổi lấy tiền mặt. Sau khi đổi tiền, Lê Duy Cư đã điện thoại báo cho H. H điện thoại báo cho Th để cùng nhau thực hiện hành vi chiếm đoạt này. Khi đã tạo hiện trường giả cho các đồng phạm lấy tiền và bỏ trốn thành công, Lê Duy C đã đến cơ quan Công an trình báo, sau đó bỏ trốn luôn.

Ông Đặng Đình Th - chủ cửa hàng kinh doanh vàng Huy Hoàng đã gửi đơn tố giác đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố H. Sau một thời gian xác minh và thu thập chứng cứ, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố H đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Lê Duy C. Ngày 11/2/2008, Cơ quan điều tra đã bắt được Lê Duy C và tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ hành vi phạm tội của C.

Bình luận

Hành vi của C là hành vi chiếm đoạt tài sản mà chủ sở hữu là ông Đặng Đình Th đã tín nhiệm giao cho C một cách

ngay thẳng, hợp pháp. Việc giao tài sản này thông qua hợp đồng bằng miệng ngày 27/01/2008 giữa ông Th và C là giao cho C mang 100.000 USD và 25.000 euro lên Hà Nội đổi lấy tiền mặt và gửi luôn vào tài khoản cửa hàng vàng Huy Hoàng.

Nhận ngoại tệ từ ông Th, C lên Hà Nội đổi ra tiền VNĐ, sau khi có trong tay tiền VNĐ, Lê Duy C đã điện thoại báo cho H. H điện thoại báo cho Thùy để cùng nhau thực hiện hành vi chiếm đoạt này. Khi đã tạo hiện trường giả cho các đồng phạm lấy tiền và bỏ trốn thành công, Lê Duy Cường đã đến cơ quan Công an trình báo, sau đó bỏ trốn luôn.

Ngày 11/02/2008, Cơ quan điều tra đã bắt được Lê Duy C và tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ hành vi phạm tội của C. Hai đối tượng khác là Nguyễn Văn H và Trần Ngọc Th bỏ trốn, cơ quan công an đã ra lệnh truy nã nhưng đã hết thời gian truy nã mà chưa bắt được nên đã tách ra để xử lý bằng một vụ án khác.

Như vậy, hành vi phạm tội của Lê Duy C đã phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội phạm và hình phạt qui định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về

hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) ... b) ...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Lê Duy C phải chịu hình phạt theo quy định trên, ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ về dân sự cho bị hại theo luật định.

Tại sao cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản mà ở các vụ việc nêu trên lại cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn ở vụ án này thì hành vi của Lê Duy C lại phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội này là ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lòng tin có được từ người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không phải do người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối tạo ra, mà lòng tin có được từ trước, có thể do quen biết, họ hàng, qua chuyên môn nghiệp vụ…hoặc cũng có thể qua ngẫu nhiên. Mặt khác người phạm tội chiếm đoạt được tài sản với thủ đoạn bội tín chứ không bằng thủ đoạn gian dối, tức là người phạm tội (Lê Duy C) không thực hiện đúng sự tín nhiệm của ông Th, không đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai người để chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 3.000.000.000 đồng. Và một

điểm khác rất đáng chú ý nữa là hành vi gian dối ở Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện sau khi người phạm tội nhận được tài sản một cách ngay thẳng do vay, mượn, thuê hoặc vận chuyển… (khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự) trên cơ sở hợp đồng dân sự bằng văn bản hoặc bằng miệng, còn hành vi gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện trước khi người phạm tội nhận được tài sản của chủ sở hữu tài sản hoặc của người có trách nhiệm quản lý tài sản.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w