Hình thức xử lý vi phạm trong trường hợp trên?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 52)

V. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG,

2. Hình thức xử lý vi phạm trong trường hợp trên?

Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải

1. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì xử phạt như sau:

………

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

2. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt như sau:

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

3. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần thì xử phạt như sau:

………

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

4. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì xử phạt như sau: ………..

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

5. Đối với trường hợp xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải xử phạt như sau:

………...

b) Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1; điểm d, đ khoản 2; điểm c và điểm d khoản 3; điểm b và điểm c khoản 4 Điều này mà trong nước thải có chứa chất nguy hại;

c) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1; điểm e và điểm g khoản 2; điểm đ, e và điểm g khoản 3; điểm d, đ, e và điểm g khoản 4 Điều này mà trong nước thải có chứa chất nguy hại.

6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 3, điểm e và điểm g khoản 4, 5 và khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”

Căn cứ quy định về hành vi vi phạm và mức phạt đối với hành vi vi phạm có mức độ tương ứng với các trường hợp cụ thểtheo quy định tại Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP, hành vi vi phạm của nhà máy sản xuất tinh bột sắn (khoai mì) của chi nhánh TN, Công ty TNHH M có thể bị phạt với các hình thức như sau:

- Biện pháp xử phạt chính: phạt tiền. Nếu vi phạm lần đầu: phạt mức trung bình của khung phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì sẽ bị phạt với mức phạt tiền tối đa của các khung phạt.

- Nếu định được trong nước thải của nhà máy có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, thì có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 gây ra.

Công ty TNHH M có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm do nhà máy của mình gây ra.

- Ngoài ra, nhà máy có thể bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP.

Trong tình huống trên, cần căn cứ vào các số liệu cụ thể về lượng nước thải, mức độ vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của nước thải, hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của nhà máy sẽ được xác định là một trong số các trường hợp cụ thể quy định tại Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP làm căn cứ xác định hình thức phạt, mức phạt và các biện pháp khác.

Ngoài ra, nếu có đủ cơ sở pháp lý để xử lý về hình sự, có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w