SINH TỪ BẢO HIỂM XÃ HỘI, TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
Vụ việc số 1
Ngày 12/10/2004, ông B và Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) thương mại Triều D ký hợp đồng thử việc. Theo hợp đồng thì công việc của ông B là nhân viên kinh doanh với mức lương là 06 triệu đồng, thời gian thử việc 60 ngày.
Sau khi hết thời gian thử việc, ông B và Công ty TNHH thương mại Triều D ký hợp đồng lao động chính thức. Hợp đồng có một số nội dung cơ bản sau:
Công việc theo hợp đồng: nhân viên kinh doanh.
Địa điểm làm việc: Văn phòng đại diện Công ty tại Khánh H.
Lương là 10 triệu đồng/tháng.
Thời hạn hợp đồng: 36 tháng (từ ngày 12/12/2004 đến 12/12/2007).
Trong quá trình làm việc, ông B luôn hoàn thành tốt mọi công việc được phân công. Sau khi hợp đồng ký ngày
12/12/2004 hết hạn, ngày 15/12/2007, ông B và Công ty Triều D tiếp tục ký hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng (15/12/2007 - 15/12/2010), công việc của ông Bách vẫn là nhân viên kinh doanh tại Văn phòng đại diện Khánh H nhưng với mức lương là 15 triệu đồng/tháng.
Thực hiện quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, từ tháng 01/2009, ông B và Công ty đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 01/01/2008, ông và Công ty TNHH thương mại Triều D thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời gian 06 tháng (01/01/2008 - 01/7/2008) để ông B giải quyết việc gia đình. Ngày 02/7/2008, ông Bách tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với Công ty TNHH thương mại Triều D.
Ngày 14/12/2011, ông B thông báo cho Công ty Triều D sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty do hết hạn hợp đồng.
Ngày 15/12/2011, ông B và Công ty TNHH thương mại Triều D tiến hành thanh lý hợp đồng. Tại buổi họp thanh lý, Công ty TNHH thương mại Triều D không đồng ý thanh toán cho ông B trợ cấp thôi việc vì cho rằng ông B đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên ông B có trách nhiệm tự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Không đồng ý với cách giải quyết của Công ty TNHH
thương mại Triều D, ngày 16/3/2012 ông B đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu Tòa án buộc Công ty phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho ông trong thời gian ông đã làm việc tại Công ty.
Sau khi xem xét điều kiện thụ lý, Tòa án đã thụ lý vụ án vào ngày 17/3/2012. Trong công văn trả lời Tòa án, bị đơn - Công ty TNHH thương mại Triều D không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông B vì cho rằng ông B đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, do đó, Công ty không có trách nhiệm thanh toán trợ cấp thôi việc cho ông B.
Bình luận
Trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động (1);Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH.
Điều 42 Bộ luật Lao động quy định:
1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
2- Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
1
điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định:
Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì người lao động không hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động.
………..
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc:
a) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó;
b)………
c) ….....………
d) Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:
- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động;
- Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương;
quan, tổ chức;
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.
4. Mức lương cộng với phụ cấp lương (nếu có) để tính trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
5. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn như sau:
- Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc;
- Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 3, mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH quy định:
“3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc:
a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2 Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm. Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm. - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động,
gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Căn cứ vào các quy định trên, chúng tôi thấy rằng: ông B đã làm việc cho Công ty Triều D được 06 năm 02 tháng. Trong đó, có 02 năm ông B tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH. thì thời gian ông B tham gia Bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.
Do đó, Công ty Triều D sẽ phải thanh toán cho ông B trợ cấp thôi việc cho thời gian 4 năm 2 tháng đã làm việc tại Công ty (kể cả thời gian ông B thử việc và thời gian thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động), mỗi năm làm việc bằng ½ tháng lương (theo mức lương trung bình quân của 6 tháng liền kề trước khi ông B nghỉ việc theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP). Cụ thể là: 15 triệu x 2.5 = 37.500.000 đồng.
Đối với thời gian từ 01/01/2009 đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động: ông B sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc vì thời gian này ông B đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ông B sẽ được hưởng các quyền lợi sau từ cơ quan bảo hiểm xã hội:
Trợ cấp thất nghiệp: Ông B sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội; Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng mà người lao động được nhận bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ vào quy định trên, chúng tôi thấy rằng: do ông B đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 24 tháng trước khi bị mất việc làm nên ông B đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời hạn 07 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, ông B phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH và chuẩn bị các giấy tờ sau khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH.
Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn và xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội.
Ông B phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Do ông B đã đóng
bảo hiểm thất nghiệp được 24 tháng nên ông B sẽ được hưởng 03 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp (mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp) theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Điều 82. Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
2. Hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội; Điều 19 Nghị định số 127/2008/NĐ- CP và mục 4 phần II
Thông tư số 04/2009
Mục 4 Phần II Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH quy định:
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
4.1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người thất nghiệp không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Được hỗ trợ học nghề (nếu ông B có nhu cầu) theo quy định tại Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 17 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và mục 2 phần II Thông tư 04/2009.
Mục 2 phần II Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH quy định:
2.1. Người lao động được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu
cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề.
2.2. Mức hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học