lập giữa các bên ngày 13/6/2006
Hợp đồng vay giao kết giữa anh Nguyễn Đức C và vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Th, chị Cao Thị V tuân thủ đầy đủ các điều kiện của giao dịch dân sự theo Điều 122 BLDS năm 2005 nên đây là hợp đồng hợp pháp. Tuy nhiên, thỏa thuận lãi suất 6%/tháng của các bên trong hợp đồng là trái với quy định của Bộ luật Dân sự; do đó hợp đồng vay vô hiệu một phần (vô hiệu về nội dung thỏa thuận lãi suất). Chính vì vậy, yêu cầu của anh C buộc vợ chồng anh Th, chị V phải trả lãi suất theo thỏa thuận trong hợp đồng với mức lãi suất 6% là không được chấp nhận bởi vì mức lãi suất các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay là vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005. Chính vì vậy, lãi suất trên số tiền nợ gốc 400.000.000 đồng sẽ được tính lại theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của
giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần cũn lại của giao dịch.
Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định trừ lãi suất hoặc các tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Quá trình thực hiện hợp đồng vay, bên cho vay - anh C đã thực hiện đúng nghĩa vụ vay của bên cho vay là giao cho bên vay - anh Th, chị V đầy đủ số tiền 400.000.000 đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận;
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;
hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật này.
Theo tình tiết của vụ việc, các bên thỏa thuận thời hạn vay là 01 tháng (30 ngày) từ 13/6/2006 đến 13/7/2006 bên vay - anh Th, chị V phải trả số tiền vay và lãi suất cho bên cho vay - anh C. Như vậy, hợp đồng vay xác lập giữa các bên là hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi. Việc thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn, có lãi phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ, anh Th, chị V đã không trả số tiền gốc và lãi cho bên cho vay (anh C) theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên không có thỏa thuận bổ sung về việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên vay; vì vậy, anh Th, chị V là người vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, các bên cho vay chỉ được trả lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.
Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đó vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 mà chúng tôi đã viện dẫn nêu trên, hoàn toàn có cơ sở pháp lý
buộc anh Th và chị V phải có trách nhiệm trả anh C số tiền vay 400.000.000 đồng và tiền lãi trên số tiền nợ gốc 400.000.000 đồng theo quy định của pháp luật (bằng 150% lãi suất cơ bản) tính từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ cho đến thời điểm xét xử sơ thẩm.
* Thứ hai, về tính hợp pháp của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Khi xác lập hợp đồng vay, bên vay và bên cho vay đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Anh Th, chị V đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1156/QĐ-UB cho anh C giữ. Như vậy, các bên đã xác lập và thực hiện một biện pháp bảo đảm thực hợp đồng vay được quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: a) Cầm cố tài sản; b) Thế chấp tài sản; c) Đặt cọc; d) Ký cược; đ) Ký quỹ; e) Bảo lãnh; g) Thế chấp.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà các bên trong quan hệ hợp đồng vay đã thỏa thuận là biện pháp thế chấp tài sản vay theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc thế chấp đã được các bên lập Th văn bản, ghi trong hợp đồng chính là hợp đồng vay.
Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình Th trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xét về nội dung, hình thức thế chấp tài sản: Trong giấy thoả thuận cho vay tiền ngày 13/01/2006 các bên thỏa thuận biện pháp thế chấp tài sản. Mặc dù hai bên cho vay và bên vay đã tự nguyện thoả thuận thế chấp căn nhà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1156/QĐ-UB trong giấy thoả thuận cho vay. Tài sản thế chấp là nhà ở nên theo quy định của pháp luật thì việc thế chấp phải được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Song nội dung thế chấp này không được công chứng và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định tại các điều 323, 343 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm nên việc thế chấp là không hợp pháp và không được chấp nhận. Do biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay vô hiệu nên hợp đồng vay giữa các bên là hợp đồng vay không có biện pháp bảo đảm.
Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
1. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện
pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 điều 318 của Bộ luật này.
2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp tài sản phải được lập Th văn bản, có thể lập Th văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Điều 2 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP quy định đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm:
1. Những trường hợp sau đây phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu;
điểm a, khoản 1 Điều này nhưng các bên thoả thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản;
c) Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
d) Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. 2. Khi có yêu cầu, thì việc bảo lãnh bằng tài sản cũng được đăng ký.
3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
* Thứ ba, về yêu cầu được sở hữu nhà, đất số 4, tổ 13, cụm 2, X, quận T, Hà Nội của anh C theo thỏa thuận trong hợp đồng vay và hợp đồng mua bán nhà:
Như trên đã phân tích, biện pháp thế chấp nhà để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay mà các bên thỏa thuận do không hợp pháp nên vô hiệu. Vì vậy, mặc dù các bên đã giao kết hợp đồng mua bán nhà ngay sau khi hai bên giao nhận tiền cho nhau nhưng thực tế không có việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, việc mua bán nhà là không có thật. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà sơ thẩm, anh C cũng xác nhận việc lập hợp đồng mua bán nhà này chỉ nhằm mục đích để cho người vay phải có trách nhiệm thanh toán tiền nợ gốc và lãi nên đây là hợp đồng giả tạo. Do hợp đồng mua bán nhà mà các bên xác lập là hợp đồng giả tạo nên hợp đồng theo quy định của pháp
luật bị vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong quan hệ hợp đồng kể từ thời điểm xác lập. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, do hợp đồng giả tạo, các bên không thực hiện hợp đồng này nên không có thiệt hại xảy ra, do đó các bên không phải bồi thường thiệt hại cho nhau.
Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu
Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vụ hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Theo tình tình tiết vụ án kèm theo hợp đồng mua bán nhà, giữa anh C, anh Th, chị V còn giao kết hợp đồng ủy quyền. Việc uỷ quyền giữa các bên là để thực hiện hợp đồng mua bán không có thực (giả tạo) nêu trên nên mặc nhiên giấy uỷ quyền này là không có giá trị pháp lý. Vì vậy, anh C phải trả lại cho anh Th và chị V bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số 1156/QĐ-UB đứng tên anh Nguyễn Mạnh Th và chị Cao Thị V, sổ đăng ký hộ khẩu thường trú và 02 chứng minh thư nhân dân của anh Th và chị V. Yêu cầu của anh C đòi được sở hữu nhà đất theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 1156/QĐ-UB, địa chỉ số 4, tổ 13, cụm 2 phường X, quận T, Hà Nội đứng tên ôngNguyễn Mạnh Th và vợ bà Cao Thị V.
Tóm lại, vụ án này được giải quyết như sau:
- Anh Nguyễn Mạnh Th, chị Cao Thị V phải có nghĩa vụ trả cho anh Nguyễn Đức C số tiền nợ gốc là 400.000.000 đồng và số tiền lãi trên số tiền nợ gốc tính từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm.
- Không chấp nhận yêu cầu của anh Nguyễn Đức C đòi được sở hữu nhà đất theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 1156/QĐ-UB. Anh Nguyễn Đức C phải trả lại cho anh Nguyễn Mạnh Th và chị Cao Thị V các loại giấy tờ bản chính sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 1156/QĐ-UB địa chỉ số 4, tổ 13, cụm 2 phường X, quận T, Hà Nội đứng tên ông Nguyễn Mạnh Th và vợ bà Cao Thị V.
2. Sổ hộ khẩu gia đình chủ hộ Nguyễn Mạnh Th.
3. 02 giấy chứng minh thư nhân dân mang tên Nguyễn Mạnh Th và Cao Thị V.
- Anh Nguyễn Mạnh Th, chị Cao Thị V phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.