nhận kết quả bán cổ phần năm 2010 - 2011.
Bình luận
- Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần vận tải hành khách TX đã vi phạm pháp luật trong việc hủy bỏ kết quả bán 25.000 cổ phần năm 2010 - 2011.
Theo quy định của pháp luật thì Đại hội đồng cổ đông không có thẩm quyền để hủy Nghị quyết của chính Đại hội đồng cổ đông đã ban hành. Thẩm quyền xem xét lại hiệu lực của việc bán cổ phần của Công ty thuộc Tòa án chứ không phải Đại hội đồng cổ đông (khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều 107 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông như sau:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 107 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường
hợp sau đây:
1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
2. Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
- Thứ hai, ông C khởi kiện cá nhân ông Nguyễn Hoàng A là không đúng.
Mặc dù Nghị quyết do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhưng việc ông Hoàng A ký Nghị quyết là đại diện cho Hội đồng quản trị để ban hành văn bản thể hiện quyết định của đại hội đồng cổ đông của Công ty. Hành vi này là hành vi của người đại diện cho Công ty chứ không phải hành vi của cá nhân ông Nguyễn Hoàng A. Vì vậy, chủ thể phải khởi kiện ở đây là Công ty cổ phần vận tải hành khách TX chứ phải là cá nhân ông Nguyễn Hoàng A. Cần xác định đúng đây là tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty chứ không phải là tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau.
Vụ việc số 3
Đầu tháng 12 năm 2011, anh Nguyễn T là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần vận tải & thương mại TĐ, đồng thời là lái xe của Công ty có nhu cầu chuyển nhượng 100 cổ phần
(giá gốc mua là 100.000.000 đồng) cho ông Lê H với giá 500.000.000đ. Khi ông đến Công ty để làm thủ tục chuyển nhượng thì Hội đồng quản trị Công ty, đại diện là ông Th, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty lại gây khó dễ và không cho chuyển nhượng.
Qua nhiều lần trao đổi, cuối cùng ông Thành đã đồng ý cho ông H trở thành cổ đông của Công ty, đồng thời chấm dứt hợp đồng lao động với anh T vì ông Th cho rằng khi chuyển nhượng cổ phần thì anh T không còn là người của Công ty nữa. Trước đó, anh T có ký hợp đồng lao động với Công ty với công việc là lái xe cho các chuyến hàng từ Thanh Hóa ra Hà Nội và ngược lại. Giám đốc Công ty có thỏa thuận giao khoán cho anh T thực hiện các hợp đồng vận chuyển riêng với Công ty TNHH A theo cơ chế lời ăn lỗ chịu, trích phí quản lý cho công ty 10% từ giá trị hợp đồng thu được; lương và các chế độ khác anh T vẫn được hưởng theo hợp đồng lao động đã ký. Sau khi hoàn thành công việc thì hai bên sẽ đối chiếu và Công ty sẽ trả tiền cho anh T trên cơ sở thanh lý hợp đồng với các đối tác. Do có sự kiện mất mát hàng hóa phát sinh trong quá trình vận chuyển nên đối tác không chịu thanh toán phí vận chuyển cho Công ty.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty (được tổ chức theo đúng trình tự, thủ tục luật định) về việc chia cổ tức cho cổ đông, Đại hội đã kết luận và ra Nghị quyết giữ lại
toàn bộ cổ tức của anh T để khấu trừ số tiền mà Công ty TNHH A không trả cho Công ty do lỗi của anh T.
Bình luận
- Thứ nhất, để xem xét việc Chủ tịch Hội đồng quản trị không cho phép anh T chuyển nhượng cổ phần là đúng hay sai thì cần phải kiểm tra ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là ngày nào. Mặc dù cổ phần được tự do chuyển nhượng nhưng theo quy định của khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì trong vòng 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ phần của các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng ra bên ngoài nếu chưa được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông công ty.
Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các
cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”.
- Thứ hai, việc ông Th cho rằng sau khi chuyển nhượng cổ phần thì anh T không còn là người của Công ty nữa là không đúng.
Quan hệ mua bán cổ phần để anh T không còn là một trong các chủ sở hữu của Công ty và quan hệ lao động giữa anh T và Công ty là hai quan hệ pháp luật độc lập. Khi anh T chuyển nhượng cổ phần, anh T không còn là cổ đông, người sở hữu công ty nhưng hợp đồng lao động giữa anh T và công ty không đương nhiên bị chấm dứt vì để chấm dứt hợp đồng lao động thì phải do anh T tự nguyện xin chấm dứt hợp đồng hoặc do anh T vi phạm kỷ luật lao động và Công ty sa thải. Việc sa thải phải tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật lao động quy định.
- Thứ ba, việc Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty quyết định giữ lại toàn bộ cổ tức của anh T để khấu trừ số tiền mà Công ty TNHH A không trả cho Công ty là đã vi phạm quyền của cổ đông được quy định tại Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định
như sau:
“1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;
h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Cho dù Công ty đã tổ chức Đại hội đúng trình tự, thủ tục triệu tập thì nội dung của Nghị quyết Đại hội về việc giữ lại cổ tức của anh T là sai. Việc chia cổ tức và việc xử lý nợ ở các hợp đồng khoán nội bộ là những quan hệ pháp luật độc lập, Công ty không được quyền giữ lại cổ tức của cổ đông dưới mọi hình thức vì như vậy là vi phạm quyền của cổ đông, trừ trường hợp trong hợp đồng giữa anh T và Công ty có thỏa thuận rõ về việc này.
Vụ việc số 4
Công ty TNHH BT có vốn điều lệ 03 tỷ đồng, do 03 thành viên D, Kh, Th cùng cam kết góp vốn. Trong đó, D cam kết góp 01 tỷ tiền mặt (đã góp), Kh cam kết góp 1,5 tỷ bằng nhà xưởng (chưa góp), Th góp 500 triệu tiền mặt (đã góp). D là Giám đốc, Kh là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đến thời hạn góp vốn lần cuối, do Kh không có khả năng góp vốn nên Kh đã nhượng lại phần vốn góp cho H. Kh cho rằng, mình là Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện theo pháp luật của công ty và cũng là người góp nhiều vốn nhất nên đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình
cho 02 thành viên còn lại. Kh lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Kh vừa ký tên với tư cách là người chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này.
D và Th phản đối việc làm trên vì cho rằng việc chuyển nhượng của Kh phải thực hiện thủ tục chào bán trong nội bộ, nếu không có ai mua hoặc mua không hết mới được chuyển nhượng ra bên ngoài theo quy định của Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Bình luận
Việc chuyển nhượng giữa Kh với H là vi phạm khoản 4 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 15/11/2010 hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005 chứ không phải vi phạm Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2005 như cách hiểu của D và Th.
Trong vụ việc này, do Kh đến thời hạn góp vốn lần cuối mà vẫn chưa góp nên Kh sẽ không được chuyển nhượng vốn theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP.
Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP quy định:
“Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên
của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này.”
Trong tình huống trên, Công ty sẽ phải xử lý phần vốn góp của anh Kh theo khoản 5 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Cụ thể:
Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 102/NĐ-CP quy định:
“Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;
b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp.”
Như vậy, để xử lý việc góp vốn của anh Kh, Công ty phải tổ chức họp Hội đồng thành viên thông qua việc này. Theo đó, Hội đồng thành viên sẽ tiến hành các thủ tục để nếu các thành viên còn lại có khả năng nhận góp vốn thì họ sẽ được ưu tiên góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty. H chỉ được góp khi các thành viên này từ chối không nhận góp.
Vụ việc số 5
Tháng 10/2010, Công ty cổ phần súc sản xuất khẩu TH được chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước trước đây sang công ty cổ phần. Tại Đại hội cổ đông sáng lập, ông Phạm Xuân D được các cổ đông bầu vào Hội đồng quản trị kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Công ty. Tại cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 10/3/2011, mặc dù chỉ có 2/5 thành viên Hội đồng quản trị tham dự cuộc họp, nhưng ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty (là một trong hai thành viên tham dự cuộc họp) vẫn ban hành quyết định số 18 ngày 11/3/2011 miễn nhiệm chức vụ Phó giám đốc Công ty của ông Phạm Xuân D.
Theo ông Phạm Xuân D, cuộc họp ngày 10/3/2011 chỉ có hai người tham gia là không hợp lệ vì theo Điều lệ Công ty quy định phải có 3/5 thành viên Hội đồng quản trị tham gia mới hợp lệ. Ông Phạm Xuân D cho rằng việc ban hành quyết định miễn nhiệm đối với ông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vi phạm Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp. Do đó, ông Phạm Xuân D đề nghị Tòa án xử hủy bỏ quyết định số 18 ngày 11/3/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm chức vụ Phó giám đốc và khôi phục chức vụ Phó giám đốc cho ông Phạm Xuân D.
Về cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 10/3/2011: ông Lê Quang Đ trình bày: Hội đồng quản trị có năm thành viên, trong đó có một thành viên đại diện vốn Nhà nước là
ông Hồ Chí Tr, khi Nhà nước bán cổ phần của Công ty thì đương nhiên ông Tr không còn là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty nữa. Như vậy, Hội đồng quản trị chỉ còn 04 thành viên. Trong bốn thành viên có ông Phạm Hồng Q bị ốm lâu dài. Cuộc họp Hội đồng quản trị quý I- 2011 còn có ba thành viên. Đối với ông Phạm Xuân D mời họp bốn lần nhưng ông D trốn tránh. Vì vậy Hội đồng quản trị vẫn phải họp để giải quyết các công việc và ông cho là vẫn hợp pháp, ông Phạm Xuân D không dự họp là mất quyền lợi của mình.
Tỷ lệ biểu quyết 2/2 là hợp lệ vì nếu đủ bốn thành viên thì kết quả là 50% nhưng bên nào có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị thì bên đó thắng.
Tỷ lệ dự họp 2/4 cũng phù hợp với tỷ lệ 3/5 vì 2/4 của