4.1.6.1. Các yếu tố bên trong
Mục tiêu, chiến lược phát triển trong đào tạo
- Mục tiêu chung: Tổ chức đào tạo cần phải đạt kiến thức và sự hiểu biết, kỹ năng, tư duy, kỹ năng thực hành, kỹ năng thích nghi về thái độ và vị trí làm việc sâu, có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp.
Mục tiêu lâu dài: Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng và phẩm chất đạo đức của học viên khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
Mục tiêu trước mắt: Đào tạo SV có trình độ cao đẳng đảm bảo chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng thực hành cơ bản... và phẩm chất đạo đức của học viên khi tốt nghiệp tiếp cận trình độ quốc gia, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
- Trường CĐKT-KTTW phấn đấu theo đuổi chiến lược đến năm 2020 hoàn thành việc nâng cấp thành học viện có uy tín trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho khu vực kinh tế hợp tác - HTX cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy mục tiêu đào tạo giai đoạn này là nghiên cứu, áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Duy trì các ngành đào tạo đồng thời mở thêm một số ngành đào tạo mới cho hệ cao đẳng. Trên cơ sởđó hoàn thiện, bổ sung các giáo trình hiện có, viết mới 18 - 20 giáo trình mới cho hoạt động dạy và học.
Quy mô các bậc và loại hình đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí của đại học định hướng nghiên cứu. Tăng quy mô đào tạo hệ chính quy lên khoảng trên 2000 học viên/năm. Quy mô đào tạo không chính quy ổn định ở mức hiện tại như những năm qua.
Các SV do trường đào tạo đều được thực hành đủ và hơn chương trình khung đã quy định. 85-90% số SV tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu cơ bản tuyển dụng của các doanh nghiệp. Phấn đấu đạt 85% SV tốt nghiệp ra trường có năng lực, kiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 thức, kỹ năng đạt chuẩn quốc gia, có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sởđào tạo, nghiên cứu và DN nào tại Việt Nam.
Thực hiện tốt nội quy quy chế trong đội ngũ giảng viên và HSSV
- Tính đến thời điểm hiện nay, nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng viên tương đối tốt với tổng số 159 người,( theo mục 4.1.5.1, bảng 4.7) số giảng viên cơ hữu trực tiếp giảng dạy là 97 người và 18 giảng viên kiêm chức, chiếm tỷ lệ hơn 70% cán bộ giảng viên của trường, Trong đó trình độ tiến sỹ là 2%, thạc sĩ 66 người chiếm 42,5% và 83 cử nhân chiếm 52,2% . Như vậy 100% giảng viên nhà trường có trình độ sư phạm và phương pháp giảng dạy hiện đại, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành của nhà trường. Hoạt động Đảng đoàn thể có tới 85% giáo viên là đảng viên, 100% giáo viên trẻ tham gia sinh hoạt trong các chi đoàn, liên chi. Số giáo viên dạy giỏi từ cấp khoa, cấp trường, đến cấp thành phố hay cấp quốc gia ( như gần đây Trường có giải ba tin học giáo viên cấp nhà nước diễn ra tại Nha trang năm 2013)… nhà trường luôn có thành tích tốt của cả cá nhân và tập thể.
Điều này cho thấy, Trường đã chú trọng đến công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, cũng nhưđể làm tốt công việc marketing đào tạo của Trường CĐKT-KTTW trên phạm vi toàn quốc. Đây là hướng đi đúng đắn và với đội ngũ như hiện nay, nhà trường có thể tổ chức đào tạo, giảng dạy cho khoảng 4000
HSSV/1 năm. Đây là tiềm năng tốt của nhà trường.
Tuy vậy chất lượng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng viên còn hạn chế về một số mặt như: trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu NCKH, việc nắm bắt thực tế ở một số cán bộ giáo viên trẻ còn chậm so với yêu cầu.
- Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác thực hiện tốt nội quy, quy chế giảng dạy và học tập.
+ Đối với cán bộ, giảng viên thực hiện tốt nề nếp kỷ cương trong làm việc, giảng dạy, không đi muộn về sớm, thực hiện tốt ngày làm việc 8 tiếng hiệu quả chất lượng, xây dựng người cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh của môi trường văn hóa. Hàng tháng thực hiện bình xét ABC, bình xét thi đua các danh hiệu vào cuối mỗi năm học, mỗi năm hành chính, việc thực hiện cam kết thi đua và hợp đồng trách nhiệm được thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 nghiêm túc, làm đúng theo cuộc vận động đồng nghiệp trong các phong trào của Bộ GD&ĐT như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Không vi phạm đạo đức nhà giáo” , xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực. Đào tạo chuẩn và đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, mỗi giảng viên là một hình ảnh tốt về nhân cách với lối sống lành mạnh, tích cực lao động và sáng tạo, tự học, tự rèn.
+ Đối với HSSV, không có hiện tượng nghỉ học, đi muộn, bỏ tiết hay làm các việc riêng khác không có lý do, tỷ lệ vi phạm quy chế thi hầu như không có. Các hoạt động sinh hoạt quần chúng như văn thể mỹ, công tác đoàn được chú trọng với nhiều chương trình, chiến dịch như: “mùa hè xanh”, hoạt động “ Giọt máu hồng”, tình nguyện Hà giang, Thái nguyên, ủng hộ các quỹ từ thiện, luôn được các em hưởng ứng hết mình, các phòng trào giúp các em có nhiều cơ hội rèn luyện, cọ sát, nhiều cơ hội phấn đấu, hòa nhập với xã hội để trở thành HSSV khá giỏi, được học cảm tình Đảng, và thực tế trong những năm qua mỗi năm nhà trường kết nạp được 1- 2 em trong tổng số 6 đồng chí cán bộ giảng viên HSSV được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Đặc biệt, liên tục trong 10 năm liền trường không có tội phạm hay tệ nạn xã hội, có nề nếp kỷ cương khá tốt, có môi trường văn hóa, giáo dục tốt, không có bất kỳ tiêu cực gì trong thi cử, tuyển sinh, đề bạt, nâng bậc, cấp phát văn bằng chứng chỉ nào
Nhà trường là điển hình tiêu biểu về rèn luyện giáo dục đạo đức cho cán bộ, giảng viên và HSSV, xây dựng và thực hiện tốt văn hóa học đường, tạo yếu tố để phát triển bền vững, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng kỷ cương làm việc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển trong hệ thống khối Liên minh HTX Việt Nam.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH của tổ chức giáo dục đào tạo là cơ sởđảm bảo cho sự phát triển bền vững, Thứ nhất bởi nó tạo dựng cho Trường có một sức sống bền bỉ mà ở đó có cả sự cập nhật cả yếu tố lý luận và thực tiễn. Thứ hai bởi NCKH giúp cho tổ chức không bị lạc hậu trong đào tạo cũng nhưứng dụng thực tế khoa học mới, khoa học công nghệ cao vào giảng dạy và sản xuất. Và thứ ba NCKH giúp cho Trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 đánh giá cũng như phát hiện được những nhân tài cho tổ chức mình. Trong những năm qua công tác này của Trường cũng đã triển khai và thực hiện NCKH được ở các cấp có thể như:
- Đề tài cấp trường: + Năm 2011 có 45 đề tài + Năm 2012 có 60 đề tài + Năm 2013 có 70 đề tài + Năm 2014 có 66 đề tài.
- Đề tài cấp bộ, ngành: Trường đã phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, chủ trì và triển khai nhiều đề tài, dự án cấp ngành:
+ 22 đề tài về lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp và các làng nghề( yếu tố ngành của LMHTX)
+ 7 đề tài về lĩnh vực môi trường.
+ 6 đề tài về lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc NCKH đối với Trường nói chung cũng như công tác đào tạo nói riêng. Nhà trường đã, đang chú trọng khuyến khích cán bộ giảng viên, HSSV tích cực tham gia NCKH, nhằm gắn kết hơn nữa công tác giảng dạy với việc đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tiến vào khu vực kinh tế HTX&DN vừa và nhỏ, đồng thời thông qua công tác NCKH để phát triển bồi dưỡng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó làm tốt công tác marketing trong đào tạo được tốt hơn.
Tuy vậy việc gắn kết giữa đào tạo với NCKH và thực tiễn hiện nay mới chỉ dừng lại ở các giải pháp đề xuất, phạm vi ứng dụng còn chưa cao. Còn thiếu các hoạt động NCKH với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Số lượng bài báo mang tính chất nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đăng tải trên phạm vi NCKH, wed của trường. Còn rất ít tin, bài báo được đăng trên các tập san chuyên ngành bên ngoài khác
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị dạy và học
Trên nhu cầu về phát triển mở rộng quy mô, loại hình, chuyên ngành đào tạo và bồi dưỡng, nhu cầu tăng cường đội ngũ cán bộ giảng viên, nhu cầu về đổi mới phương pháp đào tạo, nhu cầu hiện đại hoá tài sản, trang thiết bị và phát triển công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 nghệ thông tin. Tiến tới đảm bảo đủđiều kiện để trở thành học viện. CSVC đặc biệt được chú ý:
+ Đến năm 2015 hoàn thành việc đầu tư phòng thí nghiệm, xưởng thực hành để mở thêm mã ngành (phòng thí nghiệm sinh hóa, xưởng thực hành cơ khí ô tô, phòng thí nghiệm điện, …) đồng thời nâng cấp và bổ sung các phòng máy tính, phòng LAB hiện đại đáp ứng việc thực hành các phần mềm chuyên dụng đòi hỏi cấu hình cao.
+ Khu học xá của nhà trường gồm: 60 phòng học lý thuyết, 07 phòng thực hành tin với hơn 450 máy tính hiện đại được kết nối internet với cả hệ thống Wifi, và ADSL đang hoạt động khá hiệu quả phục vụ cho việc dạy và học của cán bộ giảng viên trong toàn trường, 10 phòng thực hành điện- điện tử, điều khiển lập trình PLC, 04 phòng thực hành may và thiết kế thời trang với hơn 250 máy Juki, 01 phòng máy chuyên dùng và một phòng giác sơđồ bằng phần mềm GERBER V8.3.0. Thư viện của trường có diện tích hơn 1600m2 với hơn 14.000 đầu sách và 40 máy tính truy cập Internet. Khu vui chơi giải trí và luyện tập thể thao dành cho cán bộ giảng viên HSSV gồm có 02 sân cỏ nhân tạo, 01 sân bóng rổ, 01 sân bóng chuyền và nhà thi đấu đa năng rộng 1.500m2. Toàn bộ HSSV có nhu cầu đều được bố trí ở trong khu ký túc xá khép kín phòng diện tích 48m2 cho 6- 8 em với giá rẻ 80.000d / người/ tháng. ( Chi tiết Phụ lục 4 và Phụ lục 5.)
Nhà trường coi CSVC là khâu hỗ trợđột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Trường luôn phát động phong trào áp dụng phương pháp giảng dạy mới phát huy tính chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm, tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy và học, khai thác các nguồn tư liệu đào tạo theo phương pháp mới, gắn nội dung giảng dạy với thực tế cho HSSV. Các khóa đào tạo ngắn dành cho giảng viên ,hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, mở lớp học soạn giáo án điện tử và quan tâm đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại để giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy cũng luôn được quan tâm. Hiện nhà trường đang tiếp nhận 3 phòng học máy Elearning của tổ chức KOICA (Hàn quốc) tài trợ. Đây được xem là yếu tố tích cực bám kịp thời đại về trang bị CSVC của Trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Có thể thấy rằng, Nhà Trường đã và đang tích cực đưa hình thức học tập mô phỏng vào giảng dạy, là cơ hội tốt cho SV tiếp cận kiến thức thực tế sau khi tốt nghiệp. Theo đánh giá của hơn 100SV, có 67% hài lòng và rất hài lòng với trang thiết bị phục vụ giảng dạy trong trường, 74% đánh giá cao chất lượng các phòng học đã đảm bảo được yêu cầu của các em, 62% hài lòng với các phòng thực hành. Tuy nhiên, vẫn có 50 ý kiến (24%) chưa hài lòng với thiết bị và phòng học thực hành của Nhà trường.
Biểu đồ 4.8 Đánh giá của người học về cơ sở vật chất của Trường
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, rất đáng tự hào. Thì hiện nay trường đang trong tiến trình nỗ lực xây dựng chiến lược nâng cấp lên học viện, nên hệ thống trang thiết bị được nhắc ở trên còn chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu thực tế giảng dạy, nhất là hệ thống máy móc cho khối ngành kỹ thuật: điện, điện tử và công nghệ may còn lại từ thời Liên xô cũ tài trợđến nay một số trang thiết bịđã cũ và lạc hậu…
4.1.6.2. Các yếu tố bên ngoài.
Môi trường vĩ mô với một nền chính trị và kinh tế xã hội ổn định như ngày nay là yếu tố thuận lợi để Trường phát huy mọi khả năng vốn có.
Môi trường vi mô: Là môi trường trong GD&ĐT, môi trường này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động marketing và hoạt động ĐT gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, đối thủ cạnh tranh, phụ huynh, người học, các tổ chức sử dụng lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Nhu cầu của người học.
Trường luôn chủđộng tìm hiểu nhu cầu, nghiên cứu hình ảnh hoạt động đào tạo của Trường đối với người học, các cơ sở liên kết, hay đối với thị trường bên ngoài, bằng cách giới thiệu và làm cho họ hiểu rõ hơn về các chuyên ngành, các loại hình đào tạo, qua đó thực hiện các chính sách kích thích cần thiết để tăng cường sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, nhằm mỗi ngày thực hiện được hiệu quả mục tiêu của mình.
Hệ thống hóa chương trình đào tạo là vấn đề quan trọng, nó gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động- đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động dạy và học mang tính chuyên môn chuyên nghiệp cao. Để làm được điều đó, Trường thực hiện theo phương thức kết hợp đào tạo của nhà trường với nhu cầu gia đình và xã hội mà cốt nõi của vấn đề ấy là đáp ứng được nhu cầu cho người học, cho xã hội.
Sơđồ 4.1 Phương thức thực hiện giáo dục đào tạo theo nhu cầu
Theo mô hình đáp ứng nhu cầu của người học thì vấn đề giáo án, giáo giới, hay giáo cụ, chất lượng đào tạo thuộc về nhà trường phải được coi trọng. Cấc yếu tố gia đình và xã hội trong đó có các tổ chức, DN sử dụng nguồn nhân lực thực tế ra sao ở mỗi thời điểm cần được đáp ứng. Để HSSV của Trường được tương thích và phù hợp Trường phải đưa yếu tố gắn kết giữa lý thuyết và thực hành sao cho đảm bảo tính thực tiễn nhất để đảm bảo phù hợp với thực tế bên ngoài của tổ chức cá nhân sử dụng lao động.
- Một thực tế hiện nay ở Trường. Có một bộ phận HSSV là người laođộng, tức là được đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, theo đó người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối, ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ.
Người học
được đào tạo
đúng nhu cầu Tân học sinh sinh
viên Gia đình Xã hội (DN) - Trình độ chất lượng giảng viên