Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, rất đáng tự hào. Thì hiện nay trường đang trong tiến trình nỗ lực xây dựng chiến lược nâng cấp lên học viện, nên hệ thống trang thiết bị được nhắc ở trên còn chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu thực tế giảng dạy, nhất là hệ thống máy móc cho khối ngành kỹ thuật: điện, điện tử và công nghệ may còn lại từ thời Liên xô cũ tài trợđến nay một số trang thiết bịđã cũ và lạc hậu…
4.1.6.2. Các yếu tố bên ngoài.
Môi trường vĩ mô với một nền chính trị và kinh tế xã hội ổn định như ngày nay là yếu tố thuận lợi để Trường phát huy mọi khả năng vốn có.
Môi trường vi mô: Là môi trường trong GD&ĐT, môi trường này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động marketing và hoạt động ĐT gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, đối thủ cạnh tranh, phụ huynh, người học, các tổ chức sử dụng lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Nhu cầu của người học.
Trường luôn chủđộng tìm hiểu nhu cầu, nghiên cứu hình ảnh hoạt động đào tạo của Trường đối với người học, các cơ sở liên kết, hay đối với thị trường bên ngoài, bằng cách giới thiệu và làm cho họ hiểu rõ hơn về các chuyên ngành, các loại hình đào tạo, qua đó thực hiện các chính sách kích thích cần thiết để tăng cường sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, nhằm mỗi ngày thực hiện được hiệu quả mục tiêu của mình.
Hệ thống hóa chương trình đào tạo là vấn đề quan trọng, nó gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động- đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động dạy và học mang tính chuyên môn chuyên nghiệp cao. Để làm được điều đó, Trường thực hiện theo phương thức kết hợp đào tạo của nhà trường với nhu cầu gia đình và xã hội mà cốt nõi của vấn đề ấy là đáp ứng được nhu cầu cho người học, cho xã hội.
Sơđồ 4.1 Phương thức thực hiện giáo dục đào tạo theo nhu cầu
Theo mô hình đáp ứng nhu cầu của người học thì vấn đề giáo án, giáo giới, hay giáo cụ, chất lượng đào tạo thuộc về nhà trường phải được coi trọng. Cấc yếu tố gia đình và xã hội trong đó có các tổ chức, DN sử dụng nguồn nhân lực thực tế ra sao ở mỗi thời điểm cần được đáp ứng. Để HSSV của Trường được tương thích và phù hợp Trường phải đưa yếu tố gắn kết giữa lý thuyết và thực hành sao cho đảm bảo tính thực tiễn nhất để đảm bảo phù hợp với thực tế bên ngoài của tổ chức cá nhân sử dụng lao động.
- Một thực tế hiện nay ở Trường. Có một bộ phận HSSV là người laođộng, tức là được đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, theo đó người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối, ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ.
Người học
được đào tạo
đúng nhu cầu Tân học sinh sinh
viên Gia đình Xã hội (DN) - Trình độ chất lượng giảng viên - Giáo án - Công cụ thiết bị dạy - Gắn chặt lý luận với thực tiễn NHÀ TRƯỜNG
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Sơđồ 4.2 Sinh viên là nguời lao động
Các hình thức này đã được nhiều trường CĐ-ĐH thực hiện trong thời gian tương đối dài vừa qua. Tuy nhiên, do thiếu sự gắn kết của các bộ phận khác, nên thực tế SV - người lao động chỉ chú trọng tới vai trò người lao động của mình, còn vai trò thứ hai chỉ thực hiện mang tính hình thức (học để qua, để lấy bằng, thậm chí mua bán điểm). Đây là nguyên nhân dẫn đến những phản ánh về chất lượng thấp của hệ đào tạo vừa làm vừa học. Đã thế việc thực tập trong chương trình học được coi như 1 môn học (thậm chí, không bắt buộc hoặc không đánh giá) nên SV không coi trọng việc quan sát, học hỏi thực tiễn mà chỉ hướng đến việc hoàn thành 1 báo cáo để nộp cho Nhà trường chấm điểm. Đây là lý do dẫn đến những phản ánh về việc sao chép, thậm chí mua bán các báo cáo thực tập. Và như thế rõ ràng chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa có tính thực tế.
Để tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường và DN, Nhà trường đã thu hẹp khoảng cách về thời gian và không gian bằng việc đưa SV và người lao động lại gần nhau hơn bằng các hình thức sau:
+ Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học: Nhận thức được thực trạng nhu cầu học hiện nay của những người đi làm thì Nhà trường đã mở nhiều lớp học dành cho sinh viên đã đi làm muốn tham gia đào tạo nâng cao trình độ, sau đây là bảng tổng hợp các lớp Nhà Trường đã mởđào tạo theo hình thức vừa học vừa làm:
Bảng 4.11 Số lượng sinh viên tham gia các lớp vừa học vừa làm tại Trường từ 2011 – 2014
Đơn vị: Lớp
Khoa- Năm 2011 2012 2013 2014
Kế toán 3 1 1 1
Điện 1 0 1 1
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường
Giảng viên Người sử dung Môi trường học tập Môi trường làm việc Sinh viên = Người lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Nhìn vào bảng trên thì chúng ta thấy rằng đào tạo theo hình thức này thì Nhà Trường vẫn chưa mởđược nhiều lớp với đầy đủ các ngành nghề, mà mới chỉ có các ngành kế toán và điện, tuy nhiên thì số lượng mở ra vẫn còn rất ít.
Ngoài ra trong quá trình đào tạo hệ chính quy, Nhà Trường cũng tạo điều kiện để các HSSV đi làm thêm nhằm có cơ hội tiếp xúc với môi trường công việc thực tế. Có sự tương tác giữa lý thuyết và thực tế, sau khi ra trường SV không bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên, số sinh viên hệ vừa học vừa làm có xu hướng giảm dần qua các năm.
+ Đi thực tập, thực tế: trong quá trình học, Trường đã tạo điều kiện để SV được đi thực tập, tham quan, thực tế nhằm có cái nhìn thiết thực hơn đối với lý thuyết đã được học trên ghế Nhà trường.
Bảng 4.12 Hoạt động tham quan thực tế của sinh viên
Năm 2012 2013 2014
Nội dung
- Tháng 11 Khoa Quản trị kinh doanh và khoa Tài chính ngân hàng đã tổ chức 2 tuần cho SV năm cuối đi kiến tập ở các cơ sở kinh doanh, HTX. Khoa Lý Luận và khoa Kinh tế tổ chức cho SV các khoa đi tham quan ở Khu di tích lịch sử K9 - Tháng 4, các Khoa tổ chức cho SV năm cuối đi thực tập tốt nghiệp ở các DN, HTX 6 tuần. - Khoa Lý Luận và phòng công tác HSSV tổ chức cho SV các khoa đi tham quan học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tại thủđô Hà nội. - Tháng 4, các Khoa tổ chức cho SV năm cuối đi thực tập tốt nghiệp ở các DN, HTX 5 tuần. Sau thời gian thực tập SV viết báo cáo tốt nghiệp
- Khoa Lý Luận và Đoàn trường tổ chức cho SV các khoa đi tham quan ở Khu di tích lịch sử K9
Nguồn: Tổng hợp từ các Khoa và Báo cáo của Đoàn trường
Các hình thức tham quan thực tế này đã được Nhà trường thực hiện trong thời gian tương đối dài vừa qua. Tuy nhiên, do thiếu sự gắn kết của các bộ phận khác, nên thực tế SV - người lao động chỉ chú trọng tới vai trò chính của mình còn vai trò thứ hai được thực hiện mang tính hình thức. Đối với SV vừa đi làm vừa đi học, vai trò chính được xác định là người lao động nên việc tham gia học chỉ mang tính hình thức (học để qua, để lấy bằng, thậm chí mua bán điểm). Đây là nguyên nhân dẫn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 đến những phản ánh về chất lượng thấp của hệ đào tạo vừa làm vừa học. Đối với SV, việc thực tập trong chương trình học được coi như 1 môn học (thậm chí, không bắt buộc hoặc không đánh giá) nên SV không coi trọng việc quan sát, học hỏi thực tiễn mà chỉ hướng đến việc hoàn thành 1 báo cáo để nộp cho Nhà Trường chấm điểm. Đây là lý do dẫn đến những phản ánh về việc sao chép, thậm chí mua bán các báo cáo thực tập.
Ngoài hoạt động do nhà trường tổ chức, rất nhiều SV có ý thức trở thành người lao động ngay trong khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo điều tra 100 SV đang theo học các khóa 4,5 tại Trường cho thấy, tỷ lệ sinh viên K4 (SV năm thứ 3) đi làm thêm nhiều hơn SV K5 (năm thứ 2).
Rõ ràng thực tế trên cho thấy nhu cầu của người học còn nhiều và chúng ta phải biết nắm bắt thế nào để có được số lượng SV, cũng như chất lượng đào tạo được tốt. Và vấn đề marketing đào tạo chắc chắn phải được vận dụng.
Ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh giữa các trường trong khu vực.
- Đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đào tạo gồm cảđối thủ cạnh trạnh trực tiếp và gián tiếp, Các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đào tạo cũng như yếu tố tuyển sinh của trường.
+ Cạnh tranh trực tiếp. Trường đang chịu sức ảnh hưởng từ nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề, Do địa bàn cũng thuộc Hà nội- thủ đô Việt nam, nhưng vẫn là khá xa trung tâm, được liệt vào ngoại ô như: bán kính 30km có rất nhiều trường CĐ-ĐH bên nội thành Hà nội, ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng yên. Bán kính 3km có Học viện nông nghiệp, CĐ nghề Long biên, CĐ may thời trang, CĐ Asean, ĐH tài chính và quản trị kinh doanh, ĐH Bách khoa Hưng yên …Đa phần các trường có bề dày trong hoạt động đào tạo và kinh nghiệm tuyển sinh.
+ Cạnh tranh gián tiếp. Đó là các trường CĐ-ĐH công lập, dân lập không những có hệ chính quy mà họ còn có hệ trung cấp, liên kết liên thông giữa các trường với nhau nên HSSV bán kính 30km có rất nhiều sự lựa chọn.
+ Đối thủ tiềm ẩn. Rất nhiều các trung tâm đào tạo nội đô và ngoại đô có đào tạo dài và ngắn hạn các lớp liên thông đang ngày càng nở rộ và ngay cả tại trường CĐKT- KTTW cũng có đó là Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, họ tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 đào tạo và chỉ nộp phần trăm (20% tiền thuê CSVC) về trường nên họ có quyền tự quyết và cạnh tranh mạnh.
Bảng 4.13 Danh sách các trường Cao đẳng Đại học có cùng ngành đào tạo
TT TRƯỜNG Ngành cùng đào tạo Kế toán Tài chính ngân hàng Quản trị Kinh doanh Công Nghệ T.Tin Cơđiện và công nghệ may 1 ĐHSP Kỹ thuật Hưng yên x x x x x
2 CĐ Công nghiệp Hưng Yên x x x x x
3 CĐ Kinh tế Kỹ thuật H.Dương x x x x x 4 ĐH Tài chính & QTKD H.Yên x x x x
5 ĐH KTKT CN Minh khai -HN x x x x x
6 ĐH FPT x
7 ĐH thương mại x x x x
8 ĐH công nghiệp HN x x x x
9 CĐ công nghiệp Nam Định x x x x x
10 CĐ Xây dựng Nam Định x x
11 CĐSP Kỹ thuật Nam Định x x
12 Đại học Hoa Tiên, Hà Nam x x
13 Học viện nông nghiệp Việt nam x x x 14 ĐH kinh doanh và công nghệ HN x x x x
15 ĐH Kinh Bắc Bắc ninh x x x x
16 ĐH Hòa bình x x x x
17 ...v..v...
Nguồn những điều cần biết 2014
- Thương hiệu các Trường CĐ-ĐH đề cập trên cũng như chất lượng đào tạo của họ đều có nhiều thâm niên và kinh nghiệm, thuận lợi cho HSSV có nhiều lựa chọn học tập và rèn luyện ở môi trường nào là rất quan trọng.
Nhìn nhận một cách khách quan, các vấn đề trên đối với trường CĐKT- KTTW. Ngoài những thuận lợi về việc dễ dàng trao đổi học tập kinh nghiệm công tác chuyên môn thì vấn đềở chỗ Trường CĐKT- KTTW vẫn còn non trẻ cả về thâm niên và kinh nghiệm, thì đó còn là điều làm ảnh hưởng trực tiếp đến khâu đào tạo cũng như hoạt động xúc tiến tuyển sinh còn mang tính nan giải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83
Chính sách của Nhà nước, Bộ, ngành
Chính sách phát triển GD-ĐT thể hiện ở đường lối chủ trương của Nhà nước ta được ghi nhận trong các nghị quyết của Đại hội Đảng, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cùng với các điều luật, nghị quyết, chính sách là một trong những cơ sở pháp lý cho các trường hành động theo ví như: “ Luật giáo dục năm 2005. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nghị quyết số 14/2005/NQ/CP của Chính phủ vềđổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đaị học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác định mục tiêu là: “ Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học, tạo được bước chuyển biến về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”…(Hội nghị TW4 Khóa VII, Nghị quyết TW2 Khóa VIII, Quyết định 121/QĐ/2007-TTg ngày 27/7/2007...) phê duyệt quy hoạch mạng lưới CĐ-ĐH giai đoạn 2006-2020 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các khu vực kinh tế trọng điểm là cơ hội để các trường ra đời và khẳng định thương hiệu của mình
Ngày 05/04/2005, Chủ tịch LMHTXVN có Quyết định số: 325/2005/QĐ- LMHTXVN về việc đổi tên trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bán Công thành trường trung học Quản lý và Công nghệ. Ngày 03/10/2011 được sự nhất trí của LMHTXVN. Bộ GD&ĐT có Quyết định số 4890/QĐ-BGD-ĐT về việc sáp nhập Trường Trung học Quản lý và Công nghệ vào Trường CĐKT-KTTW. Và Trường chính thức ra đời thực hiện sứ mệnh của mình, từng bước trưởng thành, gặt hái được nhiều thành công.
Để đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước đi vào thực tiễn, những năm qua nhà trường đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm khuyến khích và động viên cán bộ giảng viên, HSSV tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện miễn giảm học phí cho con em thương bệnh binh, Các em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa đào tạo theo chương trình, mục tiêu cụ thể... nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ người học được thuận lợi trong học tập và rèn luyện.
Tuy vậy, các chính sách GD-ĐT của Nhà nước, Bộ ngành cũng đang đặt Trường vào những thách thức. Đó là sự chắt lọc chất lượng đào tạo, tự mình đào thải hay cố gắng chống trọi với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các trường có quy mô và thâm niên kinh nghiệm cao như hiện nay. Đó có phải là chính sách liên thông CĐ-ĐH, làm cho các trường có quy mô nhỏ như trường CĐKT-KTTW đang rơi vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 tình trạng lúng túng bởi số lượng tuyển sinh đầu vào không đủ chỉ tiêu, kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng đào tạo?.
4.1.7. Đánh giá chung Kết quả hoạt động marketing trong đào tạo của Trường
4.1.7.1. Đánh giá SWOT
Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài
Điểm mạnh (Strengths) 1. Là trường đầu ngành của LMHTXVN nên Trường nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ của Bộ, ngành. 2.Được kế thừa kinh nghiệm, CSVC từ Trường Trung cấp 3. Đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ, trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và quản lý.
4. Là Trường công lập có nề nếp kỷ cương, môi trường giáo dục lành mạnh, sản phẩm của nhà trường được xã hội công nhận. Điểm yếu (Weaknesses) 1. Là Trường Cao đẳng mới thành lập. Trình độ cán bộ giảng viên còn chưa bài bản đồng đều, thiếu các học hàm, học vị cao trong chiến lược phát